Hỏi - Đáp

Vì sao lại có tuyết rơi?

Ai cũng biết tuyết rơi vào mùa đông nhưng không mấy người hiểu rõ chúng được hình thành như thế nào.

Từ đêm 7/1, trọng tâm rét hại tập trung ở các tỉnh Lào Cai, Tuyên Quang, Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn với nhiệt độ thấp nhất 8-11 độ C, vùng núi 4-7 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 0 độ C và có khả năng xảy ra mưa tuyết, băng giá.

Vì sao lại có hiện tượng tuyết rơi? 

Vì sao lại có tuyết rơi?

Như chúng ta đã biết, mặt trời sưởi ấm, hơi nước bốc hơi nước liên tục từ sông, hồ, ao... Do trọng lượng thấp, hơi nước bốc lên cao hơn trong bầu khí quyển và biến thành mây. Có thể bạn đã được học ở trường rằng khi chúng ta đi lên cao hơn trong khí quyển, nhiệt độ sẽ giảm. Mặt khác, khả năng giữ không khí của hơi nước giảm khi nhiệt độ giảm. Ở một độ cao nhất định, không khí trở nên quá tải với hơi nước. Không khí có nhiều hơi nước và hơi ẩm được cho là ở trạng thái bão hòa. Dưới trạng thái này, hơi nước ngưng tụ trên các hạt khói và bụi trộn lẫn trong không khí.

Vì sao lại có tuyết rơi? - 1

Khi tiếp tục làm lạnh, nó biến thành các hạt tuyết. Những hạt này kết hợp với nhau tạo thành tinh thể tuyết. Khi không khí không thể chịu được trọng lượng của các hạt này, chúng rơi xuống Trái đất dưới dạng những bông tuyết và tạo thành một lớp tuyết trên những khu vực có độ cao đủ lớn.

Nhiệt độ trên mây càng thấp, hạt băng kết tủa tại đấy sẽ càng đẹp, với các hình dạng như mũi kim, hình trụ, hình tấm... và dù có hình dạng nào đi nữa thì bông tuyết cũng luôn có 6 chi giác đặc trưng tạo nên vẻ long lanh cho bông tuyết.

TH (Nguoiduatin.vn)