Hỏi - Đáp

Vì sao không thể nấu cơm chín trên núi cao?

Bạn sẽ không thể nấu được một nồi cơm chín thơm ngon khi ở trên đỉnh núi cao, tuy nhiên vẫn có cách để khắc phục tình trạng này.

Các vận động viên leo núi và những nhà thăm dò địa chất là những người thường xuyên gặp hiện tượng nấu cơm không chín dù nước trong nồi vẫn sôi sùng sục và bốc hơi nghi ngút. Vì sao lại như vậy?

Lý do là bởi trên núi cao, nước không sôi ở nhiệt độ 100°C mà hễ độ cao tăng 1000 m so với mực nước biển, điểm sôi của nước hạ thấp khoảng 3°C. Điều đó có nghĩa là nếu bạn nấu cơm trên đỉnh núi cao khoảng 3000m thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ khoảng 90°C, với ngọn núi 5000m sẽ là 85°C. Còn nếu bạn nấu cơm trên 'nóc nhà thế giới' - đỉnh núi Everest với độ cao khoảng 8848 m thì nước sẽ sôi ở nhiệt độ xấp xỉ 73,5°C. Với nhiệt độ sôi thấp như vậy, bạn sẽ không thể nấu được một nồi cơm chín thơm ngon, các hạt gạo chắc chắn sẽ 'sống nhăn'.

Vì sao không thể nấu cơm chín trên núi cao?

Vậy vì sao càng lên cao, điểm sôi của nước càng thấp? Đó là bởi theo đà tăng của độ cao, áp suất khí quyển giảm dần, điểm sôi của nước cũng bắt đầu hạ thấp. 

Vậy làm các nào để nấu được nồi cơm chín thơm ngon trên núi cao? Câu trả lời là dùng một loại nồi áp suất thích hợp cho việc đun nước nấu cơm khi ở trên núi cao. Khi nấu bằng nồi áp suất, hơi nước không có cách gì bay từ trong nồi ra, càng tích tụ càng nhiều, nên đã tăng áp suất trong nồi lên. Khi áp suất đạt tới 101,3 kPa - bằng với áp suất khí quyển ở gần mực nước biển, điểm sôi của nước sẽ đạt tới 100°C và lúc này bạn sẽ có nồi cơm chín thơm dẻo.

TH (SHTT)