Hỏi - Đáp

Vì sao khi rét đậm chúng ta lại 'thở ra khói'?

Nhiều người cảm thấy thích thú khi thở ra khói trong thời tiết cực lạnh nhưng không hiểu vì sao lại có hiện tượng này.

Khi nhiệt độ xuống thấp, nhiều người từng đứng cả phút chỉ để thở ra những làn khói 'điệu nghệ'. Tuy nhiên bạn có hiểu vì sao hơi thở của chúng ta bay được lên như làn khói không? 

Câu trả lời là không khí và nước cũng có đặc tính bão hòa, tức là không khí chỉ có thể nạp được lượng hơi nước ở mức độ nhất định. Khi trời lạnh, khả năng dung nạp hơi nước của không khí kém hơn khi trời nóng rất nhiều. Vì vậy vào mùa đông giá lạnh, hơi nước có trong không khí do con người và loài vật thở ra sẽ không được không khí bên ngoài hấp thu nữa; loạt hơi nước này hễ gặp lạnh sẽ ngưng tụ thành những hạt nước nhỏ li ti và biến thành những khối sương trắng.

Vì sao khi rét đậm chúng ta lại 'thở ra khói'?

Đặc biệt, hơi nước do con người thở ra có nhiệt độ cao hơn rất nhiều so với không khi nên càng dễ ngưng tụ. Cũng giống như việc hắt cốc nước nóng lên cao trong thời tiết âm độ, toàn bộ số nước này sẽ nhanh chóng bị ngưng tụ và bốc hơi. 

TH (Nguoiduatin.vn)