Hỏi - Đáp

Vì sao đao phủ thời xưa không bao giờ mài đao dù chúng có cùn?

Với những người đã từng xem qua phim cổ trang Trung Quốc, ắt hẳn sẽ không xa lạ gì với hình phạt xử trảm dành cho các "tử tù". Các phạm nhân sẽ được đưa ra pháp trường, trói tay chân lại, chỉ chờ quan xử tội ra lệnh là đao phủ sẽ chém 1 đao xuống, đầu lìa khỏi cổ. 

Tuy nhiên, sự thật về hình phạt này ở ngoài đời không hề đơn giản như trong phim, cũng không hề có chuyện đao phủ chặt đầu dễ như thái rau như thế. Một trong những nguyên tắc bất thành văn mà mọi đao phủ ngày xưa đều làm theo, đó là họ không bao giờ mài lưỡi đao sắc bén, kể cả khi chúng có bị mẻ hay cùn vì xử án nhiều lần. 

Vì sao đao phủ thời xưa không bao giờ mài đao dù chúng có cùn?

Bí ẩn nằm sau nguyên tắc này là gì?

Quan niệm tâm linh cho rằng, những thanh đao thi hành án là một "hung khí" lớn chuyên đoạt mạng người, nó nhiễm tội tác của rất nhiều phạm nhân. Nếu đao được mài cho sắc bén, nó giống như là tiếp tay cho việc giết chóc, dùng cái ác để xử cái ác, tội nghiệt chồng chất không biết bao giờ mới rửa sạch. Một giả thuyết khác nữa là những vong hồn bị xử án oan sẽ không siêu thoát được mà tích tụ vào đao. Nếu mang ra mài thì những vong hồn này có khả năng đem đến nhiều tai ương, thậm chí là chết chóc cho người sống. 

Vì sao đao phủ thời xưa không bao giờ mài đao dù chúng có cùn? - 1

Vì sao đao phủ thời xưa không bao giờ mài đao dù chúng có cùn? - 2

Công việc của đao phủ không phải là im lặng chém tội phạm như trên phim vẫn chiếu, trước khi xuống tay, họ luôn hỏi tên tuổi của phạm nhân để tránh giết nhầm người. Sau đó, họ vung thanh đao nặng lên dùng hết sức lực trảm để phạm nhân có thể ra đi một cách nhanh chóng.

Vì sao đao phủ thời xưa không bao giờ mài đao dù chúng có cùn? - 3

Nếu gia đình của tử tù có mong muốn người thân của mình chết được toàn thây, người đao phủ sẽ chém làm sao để phần đầu của phạm nhân không hoàn toàn lìa khỏi xác. Dĩ nhiên, kĩ thuật này không phải là ngày một ngày hai có được mà cần người đi trước truyền thụ, người đi sau luyện tập.

Dung (SHTT)