Hỏi - Đáp

Thi thoảng tàu ngầm lại nổi trên mặt nước, liệu chúng có lặn mãi được không?

Tàu ngầm có thể nổi trên mặt nước không? Tại sao khi ấy chúng lại phải nổi lên? Rơi vào hoàn cảnh như vậy có nguy hiểm gì cho thủy thủ và mọi người trong con tàu?

Tàu ngầm có thể chia làm 2 loại: loại chạy bằng diesel – điện, và 1 loại chạy bằng năng lượng hạt nhân.

Các tàu ngầm chạy bằng diesel điện được gọi là tàu ngầm diesel. Còn tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân được gọi là tàu ngầm hạt nhân.

Dù là loại tàu nào thì chúng đều phải nổi lên định kỳ, nhưng lý do cho việc này lại khác nhau đối với từng loại.

Thi thoảng tàu ngầm lại nổi trên mặt nước, liệu chúng có lặn mãi được không?

Đối với tàu ngầm diesel, động cơ diesel sản sinh ra năng lượng thông qua một quá trình đốt trong. Quá trình này rất cần có oxi, vì vậy chúng phải nổi lên để có đủ oxi đảm bảo cho cơ chế tàu hoạt động bình thường.

Khi nổi lên mặt nước, tàu ngàm diesel phải nổi lên bề mặt (hoặc ít nhất là bằng với độ sâu tiềm vọng). Các kính tiềm vọng trên tàu ngầm thường cao khoảng 18m (60 feet). Khi một tàu ngầm lặn ở độ sâu bằng với chiều cao của kính tiềm vọng, lúc đó tàu được gọi là đang ở độ sâu tiềm vọng.

Tàu ngầm phải ngoi lên mặt nước vài ngày 1 lần (hoặc thường xuyên hơn), không chỉ để lấy oxy sạch từ trên mặt nước, mà còn để thải bớt khí gas sinh ra trên tàu trong quá trình tàu hoạt động.

Quá trình này tàu ngầm nhờ 1 thiết bị được gọi là “ống thở”, cho phép tàu hoạt động dưới nước trong khi vẫn lấy được oxy từ trên bề mặt nước. Một khi tàu nổi lên, các động cơ diesel của nó hoạt động và tạo ra năng lượng, dùng để sạc lại các viên pin giúp tàu hoạt động.

Thi thoảng tàu ngầm lại nổi trên mặt nước, liệu chúng có lặn mãi được không? - 1

Còn về tàu ngầm hạt nhân, theo 1 cách khác, hoạt động dựa trên các lò phản ứng hạt nhân, các lò phản ứng này sinh ra năng lượng đủ để các thiết bị điện trên tàu hoạt động, cùng với đó là các hệ thống hỗ trợ sự sống cho thủy thủ đoàn. Bởi vậy, không giống như tàu ngầm diesel, tàu ngầm hạt nhân có thể hoạt động hằng ngày, thậm chí hàng tuần, mà không cần phải nổi lên mặt nước. Thực tế thì, các lò phản ứng hạt nhân trên tàu ngầm có thể sinh ra năng lượng đủ để tàu hoạt động trong vài thập kỷ.

Tuy vậy cả tàu ngầm hạt nhân và diesel đều phải nổi lên mặt nước để trao đổi thông tin về căn cứ, và để nhận lệnh mơi, hoặc cũng để truyền đạt các thông tin quan trọng khác. Bởi ở dưới nước các tín hiệu hoạt động kém hiệu quả.

Ngoài ra tàu ngầm có thể hoạt động dưới nước rất lâu, vậy nên việc chúng phải trở lại mặt nước để có thể nhận tiếp tế thực phẩm, giúp duy trì sự sống cho thủy thủ đoàn là điều rất dễ hiểu. Một lý do nữa là chúng cần nổi lên mặt nước để bảo trì và sửa chữa phần hư hỏng được tốt hơn

HH (SHTT)