Hỏi - Đáp

Tại sao trong bữa cơm cuối cùng của tử tù thời xưa luôn có một miếng thịt sống?

Theo thông lệ, những người tử tù trước khi đưa ra pháp trường để thi hành bản án tử hình, họ thường được hưởng một số đặc ân nhất định, trong số đó có bữa ăn cuối cùng.

Với người tử tù thì bữa ăn thịnh soạn trước khi xử quyết được coi là một trong những ân huệ cuối cùng dành cho những tội ác mà họ đã gây ra. Xét trên mặt nhân đạo, thì đây cũng là việc thể hiện tính nhân văn giữa con người với con người. 

Thực chất, phong tục này đã có từ rất xa xưa. Trong "Ngục quan lệnh" vào thời nhà Đường có ghi rõ, một ngày trước khi xử tử tù, "quan viên phải cho họ uống rượu, ăn cơm, gặp người thân, nghe tuyên cáo trạng, ngày hôm sau thì hành hình".

Thời Xuân Thu ở nước Sở, tương truyền rằng năm xưa Sở Trang Vương sau một lần bình định phản loạn đã đem cơm ngon cho các đại thần ở pháp trường để biểu thị sự rộng lượng của mình. Kể từ đó, việc cho tử tù ăn cơm đã được lưu truyền rộng rãi và trở thành "luật bất thành văn" cho tới ngày hôm nay.

Bữa cơm mà các tử tù ăn trước khi bị hành hình có tên gọi là "cơm đoạn đầu". Thời xưa, "cơm đoạn đầu" của người tử tù thường bao gồm một bát cơm trắng, một bát thịt và một bát thức ăn kèm.

Tại sao trong bữa cơm cuối cùng của tử tù thời xưa luôn có một miếng thịt sống?

Có giai thoại truyền lại rằng, trong bữa cơm cuối cùng của tử tù nhất định phải có một miếng thịt sống, để người đó khi đi qua cầu Nại Hà thì dùng miếng thịt này "đút lót" để Mạnh Bà nuôi chó, từ đó mới có thể thuận lợi tiến vào luân hồi.

Dung (SHTT)