Hỏi - Đáp

Tại sao sau khi hóa vàng cần đổ chén rượu lên tro?

Nhiều người có thói quen đốt tiền, vàng mã với mong muốn người chết có cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia.

Theo phong tục thờ cúng Thần Phật, ông bà tổ tiên từ xưa để lại và quan niệm "trần sao âm vậy", nên kèm theo những lễ vật, hoa quả, đồ mặn, đồ chay được dâng cúng thì còn có vàng tiền đi theo.

Sau khi nhang đã tàn, gia chủ phải mang vàng tiền đi hóa (đốt) để "gửi" về cõi âm cho ông bà tổ tiên với mong muốn họ ở thế giới bên kia được đầy đủ sung túc. Hóa vàng phải hóa đến khi hết sạch, không còn sót lại chút nào mới tính là hoàn chỉnh. 

Tại sao sau khi hóa vàng cần đổ chén rượu lên tro?

Ngoài ra, có một thủ tục nữa mà hầu như ai cũng làm nhưng chẳng mấy người hiểu được ý nghĩa, đó là việc đổ một chén rượu lên đống tro vàng mã vừa đốt. Theo quan niệm dân gian, điều này có ý nghĩa để đồ cúng được chuyển đến đúng người nhận.

Không những thế, ở một số nơi, người ta còn đặt thêm cây mía dài ở điểm đốt vàng mã. Cây mía này được coi là “đòn gánh” để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa.

Dung (SHTT)