Hỏi - Đáp

Tại sao phạm nhân bị xử tội lưu đày thời phong kiến Trung Quốc dù là phải chịu chết ở dọc đường cũng không bỏ trốn?

Trong xã hội phong kiến Trung Hoa xưa, ngoài các hình thức xử phạt với các phạm nhân như bỏ tù, xử tử, thả trôi sông… còn có một hình thức xử phạt tương đối phổ biến, đó là cho đi lưu đày.

Trước thời Tống, các phạm nhân thường bị lưu đày đến vùng biên cương, nhưng bởi vì các phạm nhân vùng Tây Bắc thường xuyên bỏ chạy sang nước khác, cho nên về sau triều đình không lưu đày phạm nhân đến Tây Bắc nữa, mà đày về khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam ngày nay. Những vùng này, xung quanh đều là biển, phạm nhân gần như không có đường chạy. 

Khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam trước đây không thể sánh với hiện tại, không chỉ là biển mà xung quanh đều là rừng sâu hoang sơ, nếu phạm nhân muốn chạy vào trong rừng, thì chính là tự tìm đường chết. 

Một nguyên nhân khác nữa là phạm nhân bị lưu đày thời nhà Tống đều bị xăm ấn lên trên mặt, đi đâu cũng có thể bị nhận ra. Nếu như người khác tố cáo, bị bắt lại thì tội càng thêm nặng.

Tại sao phạm nhân bị xử tội lưu đày thời phong kiến Trung Quốc dù là phải chịu chết ở dọc đường cũng không bỏ trốn?

Ví dụ về một loại hình phạt thời nhà Đường, phạm nhân bỏ trốn trên đường lưu đày, trốn một ngày đánh 40 roi, trốn ba ngày tội sẽ nặng thêm một bậc, chạy trốn 19 ngày thì đánh 100 gậy. Dùng gậy đánh hoàn toàn khác so với đánh bằng roi, 100 gậy này hoàn toàn có thể đánh chết người. Nếu không chết, thì dù có trốn thoát được 59 ngày thì vẫn còn con đường lưu đày dài 3000 dặm (tức là 1.500.000m) đang đợi phạm nhân đó ở phía trước.

Đến thời nhà Thanh, khu vực Quảng Đông, Quảng Tây, Hải Nam bắt đầu phát triển, địa điểm lưu đày phạm nhân đổi thành tháp Ninh Cổ ở phía Bắc, được mệnh danh là "mảnh đất địa ngục" nhà Thanh.

Muốn trốn được, phạm nhân phải giải quyết 6 vấn đề. Thứ nhất là phạm nhân trên đường áp giải lưu đày phải đeo gông, cái gông này nặng đến mấy cân, nếu chỉ có một người thì không thể nào mở nổi nó. Thứ hai là đường lưu đày vô cùng hoang vắng, mấy chục dặm đường chẳng thấy bóng người, chuyện ăn uống chỉ có thể nhờ cậy vào lương khô của bọn quan binh, nếu chạy mà không biết đường thì cũng chẳng có nổi cơm mà ăn. Một yếu tố nữa là thời cổ đại cũng có thẻ thông hành, nếu muốn qua cổng thành thì phải có giấy thông hành, nếu muốn đi vòng thì cũng mất ít nhất nửa tháng.

Đó là chưa kể đến việc nếu phạm nhân không biết nói tiếng địa phương ở nơi đi đày, cũng không nghe hiểu, hỏi đường như thế nào? Trường hợp nếu như cả nhà đều bị lưu đày, một mình chạy trốn vậy người nhà sẽ ra sao? Quan trọng nhất là bản thân bị lưu đày, nếu chạy trốn thì người thân ở quê sẽ bị liên lụy.

Cho dù trong nhà chỉ có một mình, có trốn thoát được đi chăng nữa, nhưng cũng chẳng có cách nào về quê cũ thậm chí là chẳng thể về lại đất nước, chỉ có thể phiêu bạt nơi thâm sơn cùng cốc hoặc đến tá túc các bộ lạc ngoại quốc, chỉ như vậy mới có hy vọng sống sót. Mà nếu như vậy thì nào có khác đi đày đâu cơ chứ? Chẳng thà chấp nhận hình phạt, đợi ngày triều đình ân xá hoặc người nhà "chạy án" mà thoát tội còn tốt hơn.

Dung (Nguoiduatin.vn)