Hỏi - Đáp

Tại sao nước trong suốt nhưng tuyết lại có màu trắng?

Nước và những hạt băng đều không màu và trong suốt. Tuyết được tạo thành từ vô số những hạt băng nhỏ li ti, vậy tại sao tuyết lại có màu trắng?

Tuyết là những tinh thể trong suốt không màu, thường có hình lục giác hoặc đối xứng. Tuy nhiên, các bông tuyết thường có hình dạng khác nhau do phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm, thời điểm tuyết rơi… Độ ẩm càng cao thì cấu trúc của bông tuyết càng phức tạp, như hình hoa dẹt nhiều nhánh, tuyết hình sợi, tuyết hình sao…

Nhưng bạn đã có bao giờ thắc mắc, tại sao những bông tuyết lại có màu trắng? Câu trả lời thực ra khá đến giản nếu bạn từng biết đến món đá bào - một món giải khát rất được yêu thích vào mùa hè. Để làm món này, người ta sẽ đặt đá cây lên máy bào và bào nhuyễn chúng, khối đá trong suốt bỗng chốc biến thành vô số những bông tuyết trắng xóa tạo nên món đá bào hấp dẫn. 

Tại sao nước trong suốt nhưng tuyết lại có màu trắng?
Từ cây đá trong suốt, khi được bào nhỏ chúng sẽ tạo ra món đá bào trắng muốt hấp dẫn.

Ngoài ra, khi bạn quét những mảnh vỡ đồ thủy tinh lại thành một đống, bạn sẽ nhân ra thủy tinh trong suốt cũng biến thành màu trắng.

Nguyên nhân xảy ra hiện thượng thú vị này thực chất là do ánh sáng, hay nói một cách chính xác hơn thì là sự biến đổi hình thức chiếu rọi của ánh sáng. Thủy tinh và đá cục chỉ trong suốt không màu khi bề mặt chúng trơn phẳng, vì khi đó ánh sáng có thể xuyên suốt hoàn toàn. Nếu bề mặt lồi lõm, khi ánh sáng đi qua sẽ xuất hiện hiện tượng phản xạ và khúc xạ ánh sáng, lúc đó chúng sẽ biến thành màu trắng. Càng nhỏ, càng bị lồi lõm chúng sẽ càng trắng.

Tại sao nước trong suốt nhưng tuyết lại có màu trắng? - 1

 Hoa tuyết chính là những hạt băng rất nhỏ, lại có dạng góc cạnh nên khi ánh sáng mặt trời chiếu vào sẽ bị tán xạ bởi vô số tinh thể băng và những túi khí bên trong bông tuyết đó khiến cho bông tuyết có màu trắng xóa.

Tại sao nước trong suốt nhưng tuyết lại có màu trắng? - 2

TH (Nguoiduatin.vn)