Hỏi - Đáp

Tại sao nhiều người cảm thấy mệt mỏi ủ rũ vào ban ngày nhưng đêm lại tỉnh táo đến khuya?

Có rất nhiều người thường xuyên gặp tình trạng ban ngày thì mệt mỏi, ủ rũ, luôn trong cảm giác 'thèm ngủ' thế nhưng đến đêm lại tỉnh táo, thức khuya đến 1-2h sáng. Tại sao lại như vậy?

Tình trạng trên có thể bắt gặp ở khá nhiều người nhưng nguyên nhân gây ra hiện tượng này ở mỗi người lại mỗi khác. Dưới đây là những nguyên nhân chính lý giải vì sao nhiều người lại gặp tình trạng trên.

Ngủ giấc ngắn trong ngày

Ban ngày nếu như thấy mệt mỏi, nhiều người sẽ tranh thủ chợp mắt một chút bất kể giờ giấc, thậm chí ngay trên bàn làm việc hoặc ngủ trưa khoảng khoảng 30 phút. Điều này này dẫn đến việc dư thừa năng lượng vào ban đêm. Những giấc ngủ ngắn không phải cách để bổ sung tình trạng mất ngủ vào ban đêm. Thậm chí nó có thể chứng mất ngủ ngày càng trầm trọng hơn.

 

Tại sao nhiều người cảm thấy mệt mỏi ủ rũ vào ban ngày nhưng đêm lại tỉnh táo đến khuya?

Sự đơn điệu trong công việc

Công việc đơn điệu, nhàm chán có thể khiến mức năng lượng ban ngày của bạn xuống thấp, luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi. Khi đó cả cơ thể và trí não đều ít vận động, cơ thể không trải qua quá trình tiêu tốn năng lượng khiến bạn luôn thấy mệt. Thế nhưng khi hoàn thành công việc, bộ não dường như được 'thức giấc' và đó là lý do bạn cảm thấy tỉnh táo, khỏe khoắn về đêm.

 Tại sao nhiều người cảm thấy mệt mỏi ủ rũ vào ban ngày nhưng đêm lại tỉnh táo đến khuya? - 1

Dùng thiết bị điện tử trước khi ngủ

Nhiều người có thói quen dùng điện thoại trước khi đi ngủ với múc đích cập nhật tin tức, giải trí hay thậm chí nghỉ rằng việc này khiến mắt bị mỏi sẽ dễ ngủ hơn.

Tuy nhiên, đây là thói quen ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là chất lượng giấc ngủ. Sóng từ các thiết bị điện tử này sẽ khiến não bị kích thích và bạn sẽ càng tỉnh táo hơn. Lúc này bạn chỉ giật mình buông bỏ điện thoại khi đồng hồ đã điểm qua 12h đêm. Đó là lý do bạn muốn ngủ nướng vào mỗi sáng và cảm thấy mệt mỏi suốt cả ngày.


Tại sao nhiều người cảm thấy mệt mỏi ủ rũ vào ban ngày nhưng đêm lại tỉnh táo đến khuya? - 2

Rối loạn chức năng tuyến thượng thận

Những người bị rối loạn chức năng tuyến thượng thận hoặc căng thẳng, nồng độ cortisol không giảm xuống vào ban đêm như người bình thường, khiến họ luôn căng thẳng, não không thể rơi vào trạng thái nghỉ ngơi dẫn đến mất ngủ. Nếu gặp triệu chứng căng thẳng về đêm, bạn nên sớm tới gặp bác sĩ.

TH (Nguoiduatin.vn))