Hỏi - Đáp

Tại sao người ta lại nói 'sinh nghề tử nghiệp'?

Mỗi nghề lại có nét đặc thù riêng, có những khó khăn riêng, nghề nào cũng có cái được cái mất, an toàn và nguy hiểm. Dù thích hay không thích cái nghề đó thì cũng phải cố gắng chấp nhận khi vướng vào duyên nghiệp hoặc đam mê. Người ta thường gọi đó là "sinh nghề tử nghiệp".

Vậy thực chất "sinh nghề tử nghiệp" nghĩa là gì?

Nghề chính là nghiệp. Nghiệp đẩy người vào làm công việc nào đó, gắn bó với nó suốt cuộc đời cho đến tận cuối đời, có thể theo ý muốn của bản thân hoặc không. Sinh nghề tử nghiệp là câu nói được nhắc có liên quan mật thiết đến việc làm và việc định hướng nghề nghiệp của người lao động cho bản thân. Một thành ngữ ám chỉ công việc sẽ đi theo suốt cuộc đời vì cái "nghiệp" phải đeo bám với nó. Trong câu nói này người ta thấy xuất hiện hai từ trong danh từ "nghề nghiệp" bị tách nhau, mỗi từ lại mang nghĩa một ý nghĩa riêng mà khi phân tích nó gắn với hai động từ đối lập "sinh >< tử".

Tại sao người ta lại nói 'sinh nghề tử nghiệp'?

Sinh ở đây có nghĩa là được ban sự sống, được tồn tại trên cõi đời. Nghề ở đây chính là công việc hiện tại đang làm, đang theo đuổi hàng ngày để nhận được mức thu nhập vào cuối mỗi tháng đáp ứng nhu cầu sống. 

Tử ở đây là cái chết, tức là mất đi sự sống mà theo Phật giáo là đi về cõi vĩnh hằng. Nghiệp ở đây không nhắc tới với ý nghĩa động từ mà nó là một danh từ trong "sự nghiệp", mang tính chất lâu dài, không dễ thay đổi bởi tác động từ một phía. 

Có thể hiểu nôm na sinh nghề tử nghiệp là sống bằng nghề gì, sẽ chết cũng bằng chính nghề đó. Còn nếu tìm hiểu và ngẫm nghĩ sâu xa hơn, sinh nghề tử nghiệp không đơn giản chỉ là cái chết vì nghề nghiệp mà quan trọng hơn là cái chân chính trong nghề, là niềm đam mê, đó là lý do vì sao có người chấp nhận gắn bó với nghề dù biết là nguy hiểm, là khó khăn. Tuy nhiên không thể nhìn phiến diện theo một hướng bởi không ai cũng có cơ hội được làm điều mình thích, được thực hiện điều mình muốn mà còn bị tác động từ ngoại cảnh, người ta chọn gắn bó với nghề vì nhu cầu sống và tồn tại.

Dung (Nguoiduatin.vn)