Hỏi - Đáp

Tại sao người ta hay nói 'đợi đến Tết Công-gô'? Công-gô là nước nào?

Công-gô là một quốc gia cổ xưa có đất đai phì nhiêu, mưa thuận gió hòa và rất giàu khoáng sản đứng thứ 2 ở Châu Phi.

Người Việt Nam thường nói "đợi đến Tết Công-gô" nhằm ám chỉ điều gì đó rất khó hoặc chẳng bao giờ hoàn thành. Mặc dù, gần như ai cũng đã từng nghe đến hoặc sử dụng cụm từ "Tết Công-gô", nhưng trên thực tế, rất hiếm người biết và hiểu cặn kẽ về đất nước này. 

Tại sao người ta hay nói 'đợi đến Tết Công-gô'? Công-gô là nước nào?

Thế giới có 2 nước mang tên Congo đang tồn tại: Cộng hòa Congo (hay còn gọi là Congo Brazzaville) và Cộng hòa Dân chủ Congo (hay còn gọi là Congo Kinshasa). Thủ đô của 2 nước này nằm đối diện nhau qua dòng Công-gô, gần tới mức người từ bờ bên này có thể nghe thấy tiếng hét của người bên kia sông. Và tất nhiên, người dân ở hai quốc gia này đều đón năm mới như bao nước khác trên thế giới.

Tại Congo Brazzaville, người dân đón Tết rộng rãi. Hàng năm, đến ngày này, người lớn và trẻ em đều nghỉ học, nghỉ làm. Các gia đình quây quần bên nhau, nhảy múa, hát hò để tiễn biệt năm cũ. Ngoài Tết, họ cũng đón những ngày lễ lớn khác như Phục Sinh và Noel.

Trong khi Kinshasa Congo không được may mắn như “người anh em”. Kinshasa Congo 50 năm mới được một lần ngắm pháo hoa. Dù rộng lớn và đông dân nhưng đây lại là nước nghèo đói và lạc hậu nhất nhì lục địa đen. Nguyên nhân đến từ hơn một thế kỷ thuộc Bỉ, khủng hoảng chính trị, xung đột và chuyển tiếp. Bên cạnh đó, tình trạng thất nghiệp, y tế, giáo dục chưa được đầu tư dẫn đến sự trì trệ trong phát triển kinh tế.

Song, Tết ở đất nước này thực sự là một ngày hội lớn với không khí hân hoan. Sau nửa thế kỷ chờ đợi, công dân Congo Kinshasa nô nức trang hoàng nhà cửa và thả mình vào những bữa tiệc dài lê thê suốt 3 tháng.

Người ta đưa ra nhiều lý do để giải thích cho kiểu đón năm mới có một không hai này. Một số người cho rằng đây là nét văn hóa đặc trưng và lâu đời của người Congo Kinshasa. Một số khác cho rằng nội chiến liên miên và đói nghèo là rào cản buộc người dân nơi đây phải kiên nhẫn "đợi đến Tết Congo".

 

Vì vậy câu nói “chờ đến Tết Công-gô ” có lẽ là ám chỉ Congo Kinshasa. 

Dung (SHTT)