Hỏi - Đáp

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng?

Mã Pì Lèng là một điểm du lịch hàng đầu, xứng đáng là đệ nhất hùng quan của Hà Giang. Nhưng ít ai hiểu ý nghĩa tên gọi của một trong 'tứ đại đỉnh đèo' vùng núi phía Bắc này.

Đèo Mã Pì Lèng (còn có âm đọc là Mã Pí Lèng, Mã Pỉ Lèng, Mả Pì Lèng) thuộc tỉnh Hà Giang là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20 km vượt đỉnh Mã Pí Lèng - một đỉnh núi có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Con đường Hạnh Phúc nối liền thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng?
Toàn cảnh đèo Mã Pí Lèng, Hà Giang

Nghĩa đen Mã Pí Lèng theo tiếng Quan Hỏa là chỉ sống mũi của con ngựa, còn theo nghĩa bóng thì tên gọi này chỉ sự hiểm trở bậc nhất của đỉnh núi, nơi những con ngựa cái leo lên đến đỉnh trụy thai mà chết, nơi dốc cao đến mức ngựa đi qua còn mệt đến tắt thở, hoặc đỉnh núi dựng đứng như sống mũi con ngựa.

Tuy nhiên, theo một số người Mông bản địa thì tên đúng của đèo là Máo Pì Lèng, nghĩa là “sống mũi mèo”.

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng? - 1

Quả thực, đúng như tên gọi, con đèo này như một sợi chỉ vắt qua giữa lưng chừng đồi núi, một bên là vách núi Mã Pì Lèng cao dựng đứng và một bên là vực sâu sông Nho Quế. Xung quanh đèo được bao bọc bởi cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ.

Đi trên đèo Mã Pí Lèng nhìn xuống vực sâu, con sông Nho Quế chỉ bé như một sợi chỉ mà muốn xuống đến mặt nước của sông phải mất hơn một ngày đường.

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng? - 2

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng? - 3

Mã Pí Lèng có 9 khúc quanh uốn bên vách đá dựng đứng, dưới là vực thẳm hun hút. Nhiều người ví von rằng Mã Pí Lèng là "Vua của các con đèo" ở Việt Nam hay là "Vạn lý trường thành" của Việt Nam.

Để tạo ra đoạn đèo dài khoảng 20km này đã có không ít những giọt mồ hôi, nước mắt thậm chí là tính mạng của người dân cùng chung tay xây dựng Mã Pí Lèng.

Tại sao một trong 'tứ đại đỉnh đèo' của vùng núi phía Bắc nước ta lại có tên Mã Pí Lèng? - 4

Mã Pí Lèng được xây dựng trong 6 năm ( 1959 - 1965) với trên 2 triệu lượt ngày công lao động, trong đó riêng đoạn đèo vượt Mã Pì Lèng được hàng vạn thanh niên xung phong thuộc 16 dân tộc của 8 tỉnh miền Bắc Việt Nam tình nguyện treo mình trên vách núi lấn từng centimet để làm đường trong 11 tháng.

Cung đường đèo ban đầu chỉ rộng đủ cho người đi bộ và đi xe ngựa thồ, sau đó được mở rộng thêm cho ô tô nhưng vẫn nguy hiểm bởi những đoạn cua uốn lượn và trên đường đầy những cục đá hộc lổn nhổn.

Dân phượt thường kháo nhau: "Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” (Chưa đến Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy)… Đứng trên đỉnh đèo, mọi người như vỡ òa trong cảm xúc, choáng ngợp trước không gian sông núi hùng vĩ. Hà Giang được thu gọn trong tầm mắt.

Hiền Trần (SHTT)