-->
Hỏi - Đáp

Tại sao mộ Gia Cát Lượng gần 2000 năm không ai dám xâm phạm?

Theo tương truyền, bia mộ của Gia Cát Lượng có khắc một dòng chữ khiến cho người đời sau không dám xâm phạm nơi an nghỉ của ông.

Nơi an nghỉ của Gia Cát Lượng được cho là ở núi Định Quân, nay nằm ở phía nam huyện Miễn, thuộc tỉnh Thiểm Tây. Nó là một nhánh đâm theo hướng Tây Bắc của dãy Hệ Mỹ Thương.

Gần 2 nghìn năm trôi qua, khi các nhà khảo cổ học Trung Quốc phát hiện, ngôi mộ của Gia Cát Lượng không hề có dấu hiệu bị xâm phạm mà vẫn được bảo tồn nguyên vẹn.

Nhiều người thắc mắc rằng tại sao mộ của vị Khổng Minh này không bị khai quật, nhất là ở vào giai đoạn "cứ mười mộ thì chín mộ rỗng"?

Tại sao mộ Gia Cát Lượng gần 2000 năm không ai dám xâm phạm?

Là một người trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, Gia Cát Lượng rất chỉn chu với việc chọn nơi chôn cất cho chính mình. Ông chọn nơi an nghỉ cho mình hẳn là có tính toán chặt chẽ. Khi ấy có lẽ Thục Quốc bị thua nên Gia Cát Lượng không muốn đưa xác mình về chôn tại kinh đô, sợ bị Lưu Thiền trả thù. Mặt khác ông đã tính toán rất kỹ về phong thủy khi lựa chọn ngọn núi Định Quân này.

Địa hình núi Định Quân phức tạp, các sườn núi uốn lượn, nhấp nhô được coi là một nơi cực tốt về mặt phong thủy. Trên thực tế, phần mộ được phát hiện ở núi Định Quân có quy mô tương đối nhỏ, chỉ vừa đủ chôn một chiếc quan tài.

Thuộc hạ của Gia Cát Lượng đã tuân thủ theo lời trăn trối của ông, nên bên trong ngôi mộ cũng không chôn theo bất kỳ vật phẩm đáng giá nào. Hơn nữa, bên trên mộ bia của Khổng Minh còn có khắc một dòng chữ với nội dung đại ý là:

"Ta đời này rất nghèo, không có vật tùy táng, các người cũng đừng tốn công vô ích".

Những kẻ đời sau có nhìn thấy mộ của Gia Cát Lượng cũng đều sẽ bỏ đi vì xét thấy không có của giả gì quý báu bên trong.

Một nguyên nhân khác lý giải cho việc ngôi mộ của Gia Cát Lượng không bị xâm phạm còn nằm ở chỗ: Hậu thế đều kính nể và ngưỡng mộ đức hạnh, tài năng của ông.

Gia Cát Lượng được cho là người cả đời cúc cung tận tụy, dâng hiến đời mình cho đại nghiệp của nhà Thục Hán. Người dân Thục quốc đương nhiên sẽ không làm ra những điều bất kính như việc xâm phạm nơi an nghỉ của ông.

Hơn nữa sau khi Gia Cát Lượng qua đời, Lưu Thiện từng cho lập miếu thờ ông, cũng hạ lệnh bách tính hàng năm đều tới lễ bái, cúng tế Khổng Minh.

Theo quan niệm của người xưa, sau khi đã được lập miếu thờ, địa vị của Gia Cát Lượng sẽ được xem như thần tiên.

Chính vì vậy kẻ đời sau không dám tùy tiện xâm phạm phần mộ của người có tính linh thiêng.

HH (SHTT)