Hỏi - Đáp

Tại sao con người lại bị nói lắp?

Khi chúng ta nói, có những kích thích tác động vào các bộ phận cảm thụ của lưỡi, môi, má và thanh quản theo cơ quan phân tích lời nói đến vùng phân tích vận động của lời nói. Tuy nhiên, nếu các bộ phận này không phối hợp được thật tốt với nhau thì lời nói phát ra sẽ khó khăn và sinh ra tật nói lắp.

Hiện tượng nói lắp thường hay gặp phải đối với những người nói nhanh hay bị vấp và có thể sửa được khi còn nhỏ. Những người này mặc dù biết rõ mình muốn nói câu gì nhưng khi phát âm thường phải lặp lại các âm nhiều lần hay kéo dài một âm lâu trước khi phát ra tiếng kế tiếp.

Đây là một tật do rối loạn ngôn ngữ, trong đó sự ấp úng khi nói khiến các từ phát ra chậm, kéo dài hoặc các từ được lặp đi, lặp lại. Nói lắp thường gặp ở các bạn nam nhiều hơn các bạn nữ, ở người thuận tay trái nhiều hơn người thuận tay phải.

Tại sao con người lại bị nói lắp?

Ngoài việc khó thốt ra lời khi căng thẳng, phải gắng sức để nói, bối rối, lo lắng… khi nói, những người nói lắp còn bị tinh thần gấp gáp, có khi lắc đầu, khoa chân, múa tay, trừng mắt, méo miệng, môi run, nói một câu phải tốn rất nhiều sức.

Đặc điểm nhân cách cũng đóng góp phát sinh nói lắp. Những người nói lắp thường có những nét lo lắng, dễ bất toại, tự ti. Có những trẻ ở nhà nói bình thường nhưng đến trường lại nói lắp do môi trường không thuận lợi. Hay mối quan hệ không hòa hợp giữa cha mẹ và con cái, hoàn cảnh chia ly cũng là nhân tố có liên quan đến nói lắp.

Dung (Nguoiduatin.vn)