Hỏi - Đáp

Tại sao cầu Long Biên lại đi ngược chiều với những cây cầu khác?

Hiện nay cầu Long Biên là một trong 2 cây cầu ở Việt Nam được tổ chức lưu thông ngược chiều (đi trái phần đường).

Dù mỗi ngày cầu Long Biên có lượng xe qua lại dày đặc nhưng chắc chắn ít ai để ý kiểu tổ chức giao thông đặc biệt trên cây cầu này.

Theo đó, cầu Long Biên là một trong 2 cây cầu ở Việt Nam được tổ chức lưu thông ngược chiều (đi trái phần đường).

Tại sao cầu Long Biên lại đi ngược chiều với những cây cầu khác?
Hiện tượng lưu thông đặc biệt của cầu Long Biên

Giải thích về hiện tượng lưu thông kỳ lạ này của cây cầu, nhiều người giải thích rằng, ban đầu người Pháp thiết kế theo kiểu Pháp, lối đi cũng như các cây cầu bình thường khác là đi bên phải.

Nhưng khi người Pháp thực hiện công cuộc khai phá thuộc địa miền Bắc, mọi sản vật, khoáng sản đều được chuyển về “mẫu quốc” theo đường cảng Hải Phòng.

Xe cơ giới chở đi thì nặng, quay về Hà Nội thì nhẹ. Do quá trình thăm dò địa chất khi thi công chưa thật tốt, nên càng ngày bên phải cầu càng phải chịu tải trọng lớn hơn bên trái và... nghiêng dần sang phải. Nhằm khắc phục tạm việc nghiêng cầu, người Pháp đã phân luồng xe chạy sang bên trái.

Năm 1945, Cách mạng Tháng Tám nổ ra, chính quyền về tay Việt Minh và người dân vẫn giữ thói quen đi lại đó. Dần dần, qua năm tháng, việc đi bên trái đã trở thành bình thường và là một nét độc đáo của cây cầu trăm tuổi nối hai bờ sông Hồng, dù điều này chẳng mấy ai biết đến và để tâm.

Tại sao cầu Long Biên lại đi ngược chiều với những cây cầu khác? - 1

Cầu Long Biên do Pháp xây dựng từ 1898 đến 1902 là cây cầu thép đầu tiên bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm với quận Long Biên. Cầu dài 2.290 m qua sông và 896 m đường dẫn, gồm 19 nhịp dầm thép đặt trên 20 trụ cao hơn 40 m (kể cả móng), đường dẫn xây bằng đá. Cầu dành cho đường sắt đơn chạy ở giữa, hai bên là đường dành cho xe cơ giới và người đi bộ. Đường cho các loại xe là 2,6 m và luồng đi bộ là 0,4 m.

Hiền Trần (SHTT)