Hỏi - Đáp

Phòng chống nCoV: Rửa tay bằng nước sát trùng, xà phòng kháng khuẩn hay xà bông thường là tốt nhất?

Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước sát trùng chỉ mang lại sự an toàn giả tạo. Ngoài ra, sử dụng xà phòng kháng khuẩn và xà phòng thông thường cũng không khác gì nhau. Tuy nhiên xà phòng kháng khuẩn lại có nguy cơ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc vô cùng tai hại.

Trước diễn biến phức tạp của dịch viêm phổi Vũ Hán do chủng mới của virus corona gây ra, Bộ Y Tế liên tục đưa ra những hướng dẫn để người dân chủ động phòng dịch, trong đó nhấn việc rửa tay thường xuyên là vô cùng quan trọng bên cạnh việc đeo khẩu trang khi đến nơi công cộng.

Để đề phòng dịch bệnh, nhiều người đổ xô đi mua dung dịch rửa tay khô, nước sát khuẩn, xà phòng kháng khuẩn trong khi chưa thực sự hiểu rõ tác dụng và hiệu quả của các sản phẩm này.

Tất cả các loại xà phòng kháng khuẩn có chứa hóa chất diệt vi trùng và một số thành phần triclosan có tác dụng diệt vi khuẩn, diệt một số virus, diệt cả một số loài nấm. Tuy nhiên, một số vi khuẩn khi tiếp xúc với các hóa chất hoặc triclosan này có thể trải qua các đột biến gen. Những đột biến gen này không chỉ bảo vệ chúng khỏi sản phẩm kháng khuẩn mà còn có thể khiến chúng khó tiêu diệt hơn bằng kháng sinh. Như vậy xà phòng diệt khuẩn có thể tạo ra các vi khuẩn kháng thuốc. 

Phòng chống nCoV: Rửa tay bằng nước sát trùng, xà phòng kháng khuẩn hay xà bông thường là tốt nhất?

Các nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng xà phòng kháng khuẩn và xà phòng thông thường chẳng khác gì nhau. Nhưng xà phòng kháng khuẩn lại có nguy cơ tạo ra những chủng vi khuẩn kháng thuốc sẽ rất tai hại. Chính vì vậy mà Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ khuyến cáo không nên sử dụng xà phòng kháng khuẩn.

Còn dung dịch sát khuẩn thì sao? Để thử nghiệm, Tiến sĩ người Nhật Ryohei Hirose, đại học Y khoa Tokyo, đã bôi một ít dịch ẩm lấy từ người bệnh nhiễm virus cúm A lên đầu ngón tay của mười tình nguyện viên rồi sau đó thoa dung dịch cồn vệ sinh để làm sạch. Kết quả là cồn không giết được virus cúm, thậm chí virus còn lưu lại trên ngón tay hai phút sau đó. Tính ra cần đến 4 phút để diệt hoàn toàn mầm bệnh.

Theo Hirose, rửa tay tích cực mới là biện pháp làm sạch tay hiệu quả nhất. Ông và cộng sự đã cho người tình nguyện rửa tay dưới vòi nước, kết quả là cả mầm bệnh khô và ướt bị tiêu diệt trong 30 giây. 

Phòng chống nCoV: Rửa tay bằng nước sát trùng, xà phòng kháng khuẩn hay xà bông thường là tốt nhất? - 1

Kết luận: Đặc điểm xà phòng là rửa trôi rất tốt, nên khi rửa dưới vòi nước chảy, cả virus và vi khuẩn đều bị cuốn trôi. Trong khi đó dùng nước diệt khuẩn xong mà không rửa trôi thì xác của các loại vius, vi khuẩn vẫn còn nằm y nguyên trên tay, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn xác mò tới và chỉ vài tiếng sau vi khuẩn sinh sôi nảy nở ghê gớm hơn.

Để phòng bệnh, đặc biệt là virus thì rửa tay bằng xà phòng thông thường dưới vòi nước chảy mạnh là tốt nhất, chỉ khi không có xà phòng mới phải rửa tay bằng chất sát khuẩn. Nếu không có xà phòng hoặc chất sát khuẩn, thì rửa tay không dưới vòi nước chảy hơn 30 giây cũng có tác dụng tốt.

TH (Nguoiduatin.vn)