Hỏi - Đáp

Mưa đá được hình thành như thế nào?

Mưa đá là một hiện tượng thời tiết nguy hiểm, khó dự báo và gây thiệt hại nặng nề về người và của. Nhưng vì sao lại có mưa đá?

Mưa đá có thể xảy ra ở bất cứ đâu nhưng chủ yếu diễn ra ở vùng núi. Nguyên nhân là do sự bất ổn định trong không khí khi 2 luồng khí nóng và lạnh tiếp xúc với nhau, ở những nơi có khí hậu nóng bức vào ban ngày và lạnh vào ban đêm dễ xảy ra hiện tượng mưa đá hơn. Sự đối lưu của không khí càng bị kích thích do xung đột giữa 2 luồng khí nóng và lạnh.

Mưa đá xảy ra do sự bất ổn định trong không khí giữa luồng khí hậu lạnh và nóng gặp nhau. Sự xung đột giữa hai khối khí nóng và lạnh kích thích sự đối lưu phát triển mạnh. Hơi nước bốc lên cao, ngưng tụ lại thành hạt đá nhỏ, những hạt đá này tiếp tục đông kết và dính lại với nhau tạo nên những hạt đá to hơn và rơi xuống mặt đất.

Mưa đá được hình thành như thế nào?

Cụ thể, vào mùa nóng ẩm, hàm lượng hơi nước trong không khí rất cao. Khí quyển ở tầng thấp nhận được nhiều nhiệt năng sẽ nóng lên, hình thành cột không khí dưới nóng trên lạnh, không ổn định. Lúc này hiện tượng đối lưu mãnh liệt phát sinh, tạo ra những đám mây vũ tích có khả năng gây mưa đá.

Tại tầng khí quyển cao hơn, nhiệt độ của những đám mây là – 20oC và hơi nước bốc lên từ tầng thấp sẽ biến thành hạt bằng nhỏ. Nhưng tầng mây ở dưới thấp hơn, hơi nước không biến thành băng mà trở thành các giọt nước có độ lạnh dưới 0 độ C. Các luồng không khí không ngừng bốc lên cao sẽ đưa một khối lượng lớn các giọt nước lạnh này lên tầng trên của đám mây. Ngay sau đó, chúng đông kết với các hạt băng đang tồn tại ở tầng trên, làm cho thể tích của các hạt băng càng ngày càng lớn hơn, khi trọng lượng tăng đến mức độ nhất định nào đó chúng sẽ rơi xuống. 

Khi rơi, các luồng khí tiếp tục tác động khiến các hạt băng va chạm liên tục, dính kết chặt vào nhau thành một khối và khi đủ nặng sẽ rơi xuống thành mưa đá.

Mưa đá được hình thành như thế nào? - 1

TH (Nguoiduatin.vn)