Hỏi - Đáp

Lâm Xung của 'Thủy Hử' có đúng là người trượng nghĩa như nhiều người tưởng tượng không?

Có nhiều bằng chứng đưa ra rằng: Lâm Xung vị hảo hán được ngưỡng mộ nhất nhì Lương Sơn Bạc ấy không hẳn là người trượng nghĩa. Ông có nhiều thiếu sót trong cách đối nhân xử thế!

Trong bộ phim nổi tiếng Thủy Hử, nhân vật Lâm Xung (danh hiệu Báo Tử Đầu) được khắc họa là người có vị trí đặc biệt quan trọng. Ông là một trong 36 Thiên Cương Tinh của Lương Sơn Bạc, ông ngồi ghế thứ 6 trong hàng ngũ các tướng Lương Sơn.

Sở dĩ như vậy là so ông thành thạo nhiều loại binh khí, đặc biệt là kỹ thuật đánh Bát Xà Mâu, thương pháp của ông cũng thuộc loại xuất quỷ nhập thần.

Trong phim, nhân vật này được xây dựng như một vị anh hùng thập toàn thập mỹ. Tuy nhiên sự thực là Thi Nại Am khi viết Thủy hử không hề xây dựng Báo Tử Đầu như vậy.

Lâm Xung của 'Thủy Hử' có đúng là người trượng nghĩa như nhiều người tưởng tượng không?
Tạo hình Lâm Xung trên phim.

Đầu tiên, ông là người đối mặt với địch mạnh thì không dám ra tay.

Theo đó, thê tử của Lâm Xung từng bị Cao Nha Nội chọc ghẹo giữa phố. Biết được điều này, Lâm Xung tóm ngay kẻ to gan ấy để trị tội. Nhưng một đòn trên tay chưa kịp hạ xuống, thì ông nhận ra đó là Cao Nha Nội, liền ngay lập tức nhụt chí. Sau này Cao Nha Nội đã "cắn lại" khiến bị kịch nhà Lâm Xung xảy ra.

Tiếp nữa là các trận Sử Văn Cung, Lâm Xung tránh đánh. Đối mặt với Trương Thanh, Lâm Xung không nghênh chiến. Trận đánh với Thạch Bảo, Phương Kiệt cũng vậy.

Tuy đối mặt với kẻ mạnh thì Lâm Xung "rụt mai rùa" nhưng với kẻ yếu thế hơn mình thì vị này lại ra sức chèn ép, gây khó dễ.

Bằng chứng là vào đêm trả thù đám người Lục Khiêm, Lâm Xung chạy vào một căn nhà lá để tá túc. Bên trong căn nhà ấy có một ông lão già cùng vài đứa trẻ quây quần bên đống lửa.

Bấy giờ, Lâm Giáo đầu được họ cho nghỉ ngơi, cho hong khô quần áo. Biết được nhóm người ấy có một bình rượu, Lâm Xung nhiều lần ngỏ ý muốn mua, nhưng không được chấp thuận mà còn bị ông lão ngồi đó mắng cho một câu.

Nào ngờ lời nói ấy khiến Báo Tử Đầu tức giận, liền lấy một thanh củi đang cháy làm cháy râu ông lão. Đám người thấy vậy nhao nhao bỏ chạy, còn Lâm Xung thì thản nhiên lấy rượu uống say, sau đó bất tỉnh trong đêm tuyết.

Đối với huynh đệ thì Lâm Xung tranh giành, ghen tị. Ông từng tức giận trước lời khen ngợi của Tống Giang dành cho Quan Thắng, đó là đố kỵ. Sau lại sợ Tần Minh đoạt mất công đầu liền múa phi thương để đánh Tống Giang.

Đối với ân nhân thì Lâm Xung từ chối báo đáp. Sài Tiến là đại ân nhân trong cuộc đời Lâm Xung. Nhưng tiếc rằng, Lâm Giáo đầu chưa bao giờ báo đáp ân tình ấy.

Sài Tiến coi Vương Luân là cánh tay đắc lực của mình, mong muốn Lương Sơn Bạc trở thành chỗ dựa với hy vọng sau này nếu gặp khó khăn sẽ lên đây gây dựng sự nghiệp.

Nhưng Lâm Sung khi đã gia nhập Lương Sơn lại giết Vương Luân. Hành động này tương tự như việc Báo Tử Đầu vì một bình rượu đánh đuổi những người đã cho mình tá túc, sưởi ấm trong căn nhà lá ngày trước.

Hơn nữa, Vương Luân từng đồng ý thu nhận Lâm Xung, lại là cánh tay đắc lực của Sài Tiến. Thế nhưng Lâm Giáo đầu trước nay chưa hề có suy nghĩ “vuốt mặt nể mũi”, một đao hạ sát họ Vương, cắt đứt vây cánh của Sài Tiến.