Hỏi - Đáp

Cổ trang Trung Quốc thường hay nhắc đến 'Tứ đại mỹ nhân'? Họ là ai và đẹp như thế nào mà nổi tiếng vậy?

Nhan sắc của 4 mỹ nhân được người xưa ví von rằng đẹp như "chim sa cá lặn", khiến "trăng phải giấu mình, hoa phải xấu hổ".

Lịch sử Trung Quốc ghi nhận 4 người đẹp làm khuynh đảo cả đời sống chính trị nước này được người xưa ca tụng hết lời và được mệnh danh là Tứ đại mỹ nhân.

Người đầu tiên là nàng Tây Thi

Tây Thi có tên thật là Thi Di Quang, một đại mỹ nhân vào thời Xuân Thu và cũng là người khiến vua Phù Sai phải chết mê chết mệt, dẫn tới họa diệt vong của nước Ngô.

Tây Thi vốn là một cô gái giặt lụa Trữ La (phía Nam Chư Kị, tỉnh Chiết Giang ngày nay) ở nước Việt. Cô vốn không phải "lá ngọc cành vàng" nhưng vì xinh đẹp, có nhũ quan đoan chính, hơn người. Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là “Trầm Ngư”‘.

Cổ trang Trung Quốc thường hay nhắc đến 'Tứ đại mỹ nhân'? Họ là ai và đẹp như thế nào mà nổi tiếng vậy?
Ảnh minh họa

Năm 494 trước Công nguyên, nước Việt bị nước Ngô đánh bại, Việt vương là Câu Tiễn dâng Tây Thi cho Ngô vương Phù Sai. Nàng đã khiến Ngô vương say đắm, thả Việt vương về. Sau khi quay về, Việt vương đã gầy dựng binh lực, đánh bại Ngô vương, trở thành một giai thoại nổi tiếng trong lịch sử thời Xuân Thu.

Người thứ 2 là Dương Quý Phi

Dương Quý Phi tên thật là Dương Ngọc Hoàn, là sủng phi của vua Đường Huyền Tông Lý Long Cơ. Người đẹp này mang sắc vóc đậm đà, khuôn mặt diễm lệ cùng nước da mịn màng theo quan niệm cổ đại.

Tương tuyền người đẹp rất thích đi dạo ở ngự hoa viên. Do sở hữu vẻ đẹp rực rỡ khiến các đoa hoa cũng phải cúi đầu, không dám nở nên nàng mới được sử sách mệnh danh là mỹ nữ "tu hoa".

Cổ trang Trung Quốc thường hay nhắc đến 'Tứ đại mỹ nhân'? Họ là ai và đẹp như thế nào mà nổi tiếng vậy? - 1
Ảnh minh họa.

Chuyện tình giữa nàng và bậc Vương quyền thời Đường cũng hay được nhắc tới với khung cảnh ước lệ cùng sự xa hoa tột đỉnh. 

Dương Ngọc Hoàn thật ra không quan tâm gì đến chuyện chính trị trong triều đình, nhưng vì nàng được Đường Huyền Tông hết sức yêu quý, cho nên không những chị và em gái nàng đều được phong làm phu nhân mà cả đến người anh em con chú con bác của nàng là Dương Quốc Trung cũng có thể thao túng việc triều đình.

Năm 775 sau Công nguyên, An Lộc Sơn dấy binh làm loạn với danh nghĩa diệt trừ Dương Quốc Trung. Sau khi Dương Quốc Trung bị giết, Dương Ngọc Hoàn cũng bị treo cổ.

Người thứ 3 là Vương Chiêu Quân

Vương Chiêu Quân tên thật là Vương Tường, sống vào thời nhà Hán. Nàng đã khiến bao nam nhân thời đó phải si mê trước nhan sắc "lạc nhạn", có nghĩa chim đang bay cũng phải ngẩn ngơ, ngừng vẫy cánh mà rơi xuống đất.

Người đẹp cũng không phải "lá ngọc cành vàng" nhưng vì sở hữu khuôn mặt thanh tú, trí tuệ thông minh, giỏi cầm kỳ thi họa nên Vương Tường lọt "mắt xanh" của vua Hán Nguyên Đế từ năm 14 tuổi.

Cổ trang Trung Quốc thường hay nhắc đến 'Tứ đại mỹ nhân'? Họ là ai và đẹp như thế nào mà nổi tiếng vậy? - 2
Ảnh minh họa.

Năm 33 trước Công nguyên, chúa Thiền vu Hồ Hán Tà của thị tộc Hung Nô xin hòa với triều đình nhà Hán. Chiêu Quân tự nguyện xin đi xa lấy chúa Hung Nô và được phong là Ninh Hồ Yên Hung. Trong hơn 60 năm Vương Chiêu Quân đi hòa thân, Hung Nô và triều đình nhà Hán đối xử với nhau rất hòa thuận.

Người đẹp được đời sau ca tụng vì có cống hiến rất nhiều cho an ninh quốc gia và quan hệ hòa bình giữa hai dân tộc.

Đại mỹ nhân cuối cùng là Điêu Thuyền

Điêu Thuyền là mỹ nhân xinh đẹp với tài năng ca múa thượng thừa vào thời Tam Quốc, vốn nổi tiếng trong tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa vì đã khiến vị thần tướng Lã Bố ra tay giết chết con nuôi chỉ bằng một câu nói nũng nịu.

Sắc đẹp của cô được ví von như "bế nguyệt", tức mặt trăng phải xấu hổ trước dung nhan ấy mà giấu mình đi.

Cổ trang Trung Quốc thường hay nhắc đến 'Tứ đại mỹ nhân'? Họ là ai và đẹp như thế nào mà nổi tiếng vậy? - 3
Ảnh minh họa.

Tương truyền Điêu Thuyền là ca kỹ trong phủ quan Tư đồ Vương Doãn (chức quan quản lý ruộng đất và nhân khẩu trong nước). Vì thái sư Đổng Trác chuyên quyền hoành hành tàn bạo, Điêu Thuyền muốn góp phần diệt trừ Đổng Trác đã tự nguyện hiến thân giúp Vương Doãn, dùng kế liên hoàn ly gián quan hệ giữa Đổng Trác và con nuôi của hắn là đại tướng Lã Bố. Cuối cùng Điêu Thuyền đã mượn được tay Lã Bố giết Đổng Trác.

HH (SHTT)