Hỏi - Đáp

Cơ thể con người có thể chịu lạnh đến mức độ nào?

Ở mức nhiệt 0 độ C con người đã cần đến những biện pháp giữ ấm cho cơ thể nếu không muốn tính mạng gặp nguy hiểm.

Tuy chưa có nghiên cứu nào ghi rõ rằng cơ thể  con người chịu được nhiệt độ ở mức bao nhiêu. Nhưng có thể thấy rằng rất nhiều vùng đất băng tuyết như vùng Siberi của Nga hay Nam Cực với nhiệt độ trung bình khoảng -60 độ C nhưng con người vẫn có thể tồn tại nếu có những biện pháp bảo vệ cho cơ thể tốt.

Ngược lại nếu như bạn không mặc gì giữa thời tiết giá lạnh chỉ khoảng 0 độ C, thân nhiệt sẽ từ từ đi xuống và dẫn đến tử vong.

Nhiệt độ trung tâm bình thường của cơ thể người là 37 độ C.

Và hiện tượng hạ thân nhiệt nhẹ sẽ xuất hiện lúc thân nhiệt xuống còn 35 độ C. Và nếu tiếp tục xuống nữa, tình hình sẽ tiến triển theo hướng xấu.

Khi thân nhiệt rơi xuống mức 32,2 độ C, cơ chế bù trừ nhiệt độ bắt đầu suy giảm, trạng thái tâm thần có thể biến đổi và thậm chí, bạn có thể bị mất trí nhớ.

Thân nhiệt tại 27,7 độ C, bạn bắt đầu mất ý thức và khi chỉ còn dưới 21 độ C, trạng thái hạ thân nhiệt nặng diễn ra và con người sẽ chết.

Ngoài ra, trong điều kiện cực lạnh và nhất là khi cơ thể chúng ta không có gì che chắn trước thiên nhiên thì dù không chết nhưng con người sẽ dễ gặp phải những tổn thương đáng kể. Nếu các bộ phận cơ thể phải chịu lạnh lâu dài, máu lưu thông sẽ giảm và việc thiếu máu ấm sẽ dẫn đến các cơ bị đóng băng và đứt vỡ.

Cơ thể con người có thể chịu lạnh đến mức độ nào?

Nếu nhận thấy môi trường xung quang đang lạnh giá, cơ thể con người đã có một số cơ chế để bảo vệ bản thân và củng cố thân nhiệt để làm cho mình nóng lên.

Ví dụ như các cơ của chúng ta sẽ run rẩy còn hai hàm răng thì lập cập đánh vào nhau.

Vũng não điều khiển các cơ liên quan đến thân nhiệt của cơ thể sẽ kích thích các phản ứng này cho đến khi chúng ta đến một nơi làm cho cơ thể cảm thấy ấm áp hơn.

Nhiệm vụ của vùng não là giữ cho cơ quan chủ chốt của chúng ta ấm bằng mọi giá và nếu cần cũng phải hy sinh những bộ phận ngoại vi. Đó là lý do tại sao chúng ta cảm thấy tê ở đầu ngón tay và ngón chân – vì cơ thể đang dồn máu ấm về trung tâm và hạn chế bơm máu đến các vùng ngoại vi như đầu ngón chân hay ngón tay.

Khi ra ngoài đường vào thời tiết lạnh giá, bạn thường cảm thấy rét buốt chóp mũi hay tai vì cơ thể điều khiển vận chuyển máu ra xa các bộ phận nhô ra bên ngoài và chuyển lượng máu đó về trung tâm của các cơ quan. Quá trình này được gọi là sự co mạch và nó giúp giới hạn lượngnhiệt thất thoát ra ngoài môi trường.

Trên thực tế cảm giác lạnh mà bạn cảm thấy được không hẳn là những gì mà nhiệt độ môi trường đang diễn ra. Đó có thể chỉ là phản ứng của thùy não khi gặp những cơn gió rét bất chợt sẽ cảnh báo để cơ thể bắt đầu thực hiện các cơ chế bảo vệ, bởi vậy bạn cảm thấy rất lạnh đến mức rét run. Nhưng chỉ một thời gian ngắn mọi thứ sẽ hoàn toàn bình thường, và khi cơ thể đủ ấm ngược lại bạn còn cảm thấy nóng.

HH (SHTT)