Giới trẻ

Phụ nữ có học vấn, lương cao thích lấy chồng kém tuổi?

Jiedilian - mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới kém tuổi - ngày càng phổ biến ở các thành phố của Trung Quốc. Nó đi ngược quan niệm truyền thống đàn ông phải lớn tuổi hơn vợ.

Jiedilian - mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới kém tuổi - ngày càng phổ biến ở các thành phố của Trung Quốc. Nó đi ngược quan niệm truyền thống đàn ông phải lớn tuổi hơn vợ.

Ít hơn 2 tuổi, chàng trai cô muốn kết hôn không đến mức bị coi là trẻ con. Nhưng ngày ấy, anh còn quá trẻ để có thể làm người chồng tốt và phải chấp nhận ra đi.

Zhu kể vào thời đó, người đàn ông kết hôn với phụ nữ hơn tuổi, ngay cả khi họ yêu nhau thật lòng, bị coi là kẻ thất bại. Người chồng luôn phải học cao và nhiều tuổi hơn vợ mình.

"Quan niệm đó được xem là cực đoan, thậm chí tồn tại tới những năm 2000. Tôi không muốn gia đình mất thể diện với mọi người nên phải từ bỏ tình yêu của mình", Zhu chia sẻ thêm.

Quan niệm về hôn nhân ở Trung Quốc chậm thay đổi, nhưng đang chuyển biến tích cực, tờ Guangzhou Daily đưa tin cuối tuần trước, trích dẫn nghiên cứu của Viện Xã hội học thuộc Học viện Khoa học xã hội Trung Quốc.

Theo nghiên cứu này, trong các cuộc hôn nhân được ghi nhận vào những năm 1990, chỉ có 13% trường hợp chú rể trẻ tuổi hơn cô dâu. Những năm 2010, tỷ lệ này tăng vọt lên hơn 40%.

Phụ nữ ngày càng có cơ hội được giáo dục và làm việc tốt hơn, cũng như tình trạng mất cân bằng giới nghiêm trọng đã góp phần làm chuyển biến quan niệm truyền thống tồn tại hàng thế kỷ ở Trung Quốc là đàn ông phải lớn tuổi hơn vợ, theo SCMP.

Phu nu co hoc van, luong cao thich lay chong kem tuoi? hinh anh 1

Phụ nữ Trung Quốc có học vấn, việc làm ổn định đang có xu hướng kết hôn với nam giới kém tuổi. Ảnh minh họa: VPR. 

Yang Siwei - con gái Zhu Xiuyun - là bằng chứng sống cho thấy thái độ thay đổi chỉ sau một thế hệ trong một gia đình ở Trung Quốc. Nữ quản lý quan hệ công chúng 31 tuổi tại công ty công nghệ cao tại Thượng Hải đã kết hôn với người kém cô 4 tuổi.

"Ở thế hệ mẹ tôi, đàn ông lớn tuổi hơn và thành đạt được coi là hình mẫu người chồng lý tưởng. Họ nắm toàn quyền kiểm soát vợ mình. Nhưng với thế hệ của tôi, tình yêu không liên quan đến tiền bạc, học vấn hay tuổi tác, mà là sự chia sẻ, quan hệ bình đẳng", Yang cho biết.

Luo Aiping - luật sư gia đình, đồng tác giả của một nghiên cứu về phụ nữ "ế ẩm" ở Trung Quốc - cho hay thị trường hôn nhân đã trở nên cân bằng cho nam và nữ giới.

"Theo truyền thống, phái mạnh 'có giá' hơn vì có học vấn và việc làm tốt hơn. Một trong những yếu tố chính cho sự phát triển của jiedilian - mối quan hệ lãng mạn giữa phái đẹp và một người đàn ông kém tuổi - là phụ nữ Trung Quốc đã được hưởng giáo dục đầy đủ và có nhiều cơ hội việc làm tốt hơn", nữ luật sư nói.

Mối quan hệ kiểu này ngày càng phổ biến ở các thành phố lớn của Trung Quốc, Luo cho biết đó là những nơi nam, nữ giới ở nhiều độ tuổi có nhiều cơ hội gặp gỡ tại nơi làm việc hay bên ngoài xã hội.

"Xu hướng đàn ông kết hôn với phụ nữ lớn tuổi hơn đồng nghĩa với sự thật là quan niệm truyền thống ở Trung Quốc cho rằng phái mạnh quan trọng hơn nữ giới đang thay đổi mãi mãi. Phái đẹp nên cổ vũ điều này", luật sư Luo chia sẻ.

​Phái đẹp tại nhiều quốc gia có nét đặc trưng khác nhau như phụ nữ Israel phải tham gia nghĩa vụ quân sự, nữ giới Trung Quốc 27 tuổi chưa lấy chồng bị coi là "gái ế".

Theo Thu Thảo (Tri Thức Trực Tuyến)