Giới trẻ

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ

Không có khả năng vẽ "thượng thừa", nhưng bằng đam mê và sự quyết tâm, Trần Phương Thảo Ngọc (sinh viên năm cuối, trường ĐH Anh Quốc Việt Nam) vẫn chọn theo đuổi ngành thiết kế bằng cách riêng của mình và đạt được những kết quả đáng ngưỡng mộ.

Sinh ra và lớn lên tại mảnh đất cố đô, cô học sinh chuyên Anh của trường Chuyên Quốc Học Huế - Trần Phương Thảo Ngọc - với tinh thần hiếu học, chăm chỉ, đã không chỉ thường xuyên giữ vững vị trí top đầu trong lớp, mà còn rất năng nổ trong các hoạt động ở trường.

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ
Chân dung cô nữ sinh Trần Phương Thảo Ngọc của trường Chuyên Quốc học Huế

Trần Phương Thảo Ngọc

- IELTS 8.0

- Sáng lập và là cựu chủ nhiệm CLB Mỹ thuật - trường THPT Chuyên Quốc Học Huế

- Là một trong bốn quán quân Học bổng toàn phần tại BUV năm 2018

- Thực tập sinh Thiết kế Đồ hoạ tại công ty chuyên về Tổ chức Sự kiện MAXIMUM Ultimate Organizer - Bandung, Indonesia đầu năm 2020

Cô học sinh chuyên Anh đam mê lớn với ngành thiết kế

Là một học sinh chuyên Anh thích làm về giáo dục, năm lớp 11, Ngọc dự định sẽ trở thành một giáo viên tiếng Anh. "Nhưng sau khi tham gia một dự án dạy tiếng Anh cho các em nhỏ mồ côi, mình chợt nhận ra định hướng này không hoàn toàn phù hợp", Ngọc kể lại. Từ những phân vân này, lại có đam mê và một chút năng khiếu với bộ môn vẽ, Ngọc đã nhen nhóm ý định chuyển hướng đi theo ngành thiết kế.

Đến năm lớp 12, Ngọc đã tự vạch rõ 2 con đường dành cho mình: "Mình xác định sẽ vừa ôn luyện năng khiếu vẽ để thi vào ĐH Kiến trúc Sài Gòn vừa săn học bổng để đi du học. Thật may mắn bố mẹ ủng hộ mình rất nhiệt tình".

Thế nhưng, mọi chuyện lại không như Ngọc dự tính…

Việc ôn thi ĐH chiếm khá nhiều thời gian, mọi thứ dần trở nên quá tải. Cô bạn nhận ra bản thân khó có thể làm tốt cả 2 việc cùng lúc. Và một quyết định vô cùng táo bạo được đưa ra…

Chọn từ bỏ kì thi ĐH, đi theo con đường săn học bổng du học

"Thay đổi hướng đi đột ngột vào thời điểm chỉ còn 6 tháng là kết thúc lớp 12 là lựa chọn mạo hiểm. Việc thuyết phục bố mẹ khá khó khăn. Cuối cùng, bố mẹ nói sẽ đồng ý với kế hoạch mới nếu mình đạt được IELTS 8.0".

Mục tiêu "ngất ngưởng" nhưng nhờ quyết tâm lớn, sau khoảng 1 tháng Ngọc đã đạt điểm số IELTS như kỳ vọng. Cô nàng nhanh chóng đẩy mạnh hành trình tìm kiếm học bổng du học ở một số nước châu Âu.

Đúng vào giai đoạn gấp rút đó thì bất ngờ, một người chị là cựu học sinh Quốc học Huế đang theo học tại trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam - BUV) gợi ý về học bổng BUV khi chỉ còn thời hạn 2 tháng. "Sau khi tìm hiểu về chương trình học, thông tin giảng viên, mình nhận ra BUV thật sự là nơi mình đang tìm kiếm nên đã quyết định ‘đánh’ thẳng luôn", Ngọc hào hứng chia sẻ.

Sau 2 tháng chuẩn bị, với bộ portfolio đặc biệt, hồ sơ chỉn chu, Ngọc lọt vào vòng phỏng vấn. Gây ấn tượng với hội đồng tuyển sinh bằng đam mê và mục tiêu kiên định, Thảo Ngọc đã trở thành 1 trong 4 ứng viên nhận suất học bổng toàn phần danh giá nhất tại BUV năm đó. Cô bạn không chần chừ mà quyết định ngay sẽ gắn bó với BUV 3 năm ĐH: "Bản thân mình cũng rất thích việc có thể học tại trường quốc tế, môi trường hoàn toàn giống như đi du học nhưng vẫn được sống tại Việt Nam và gần gia đình".

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ - 1
Cô là 1 trong 4 học sinh dành được học bổng của Đại học Anh Quốc Việt Nam

Những thành tích đáng ngưỡng mộ của cô sinh viên ngành thiết kế

2 năm học tại BUV không chỉ chứng kiến những thành tích đáng nể của Ngọc mà còn mang đến cho cô bạn những cái nhìn rất mới về ngành thiết kế:

"Nhiều người nói với mình nghề thiết kế bấp bênh, còn người làm thiết kế thì thường ‘nghệ sĩ'. Nhưng quãng thời gian học ở BUV giúp mình hiểu ra, lên kế hoạch chỉn chu và thực hiện nghiêm túc là yếu tố tiên quyết để có thể sáng tạo được trong môi trường khắc nghiệt và deadline gắt gao. Quá trình vừa học vừa làm giúp mình nhìn thấy người làm sáng tạo có nhiều "đất dụng võ" với sự phát triển của ngành thiết kế hiện nay".

Khó khăn ban đầu với Ngọc khi học thiết kế là khả năng vẽ không tới mức thượng thừa. Nhưng ở BUV, với tính cá nhân hóa cao ở mỗi môn học, sinh viên được lựa chọn cách giải quyết vấn đề bằng cách riêng như vẽ, thiết kế đồ hoạ trên máy, in ấn… tùy vào sở trường và đam mê. Thế nên, đúng như cái cách mà Ngọc nói "Không phải cứ vẽ đẹp mới học thiết kế được".

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ - 2
"Không phải cứ vẽ đẹp mới học thiết kế được"

Ở BUV, điểm tổng kết môn của sinh viên CCP không chỉ được đánh giá bằng dự án thực hiện mà còn cả quá trình nghiên cứu. Vì thế, Ngọc và các bạn đều có một cuốn sketch book "bất ly thân" để vẽ lại và ghi chép quá trình tìm kiếm ý tưởng mọi lúc, mọi nơi… Trường có thư viện, phòng studio, máy ảnh, tripod, học liệu số trên iPad được cấp với nhiều đầu sách thiết kế… giúp sinh viên CCP tiết kiệm chi phí phục vụ học tập.

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ - 3

Các phòng học chức năng tại BUV như phòng studio, phòng digital lab là "điểm đến" thân thuộc của sinh viên CCP 

Trải qua 4 kỳ học, Ngọc "dắt túi" được cho mình nhiều kỹ năng và kinh nghiệm làm việc thực tế. Chương trình học 3 tháng - thực tập 3 tháng và mạng lưới đối tác lớn của BUV gồm hơn 300 doanh nghiệp trong và ngoài nước đã đem lại cho Ngọc cơ hội thực tập ngay từ năm nhất. Cô bạn đã trở thành thực tập sinh Thiết kế Đồ hoạ tại công ty chuyên về Tổ chức Sự kiện MAXIMUM Ultimate Organizer tại Bandung, Indonesia thông qua chương trình trao đổi sinh viên do trường liên kết với tổ chức AIESEC. "Làm việc ở đây mình thấy 2 năm học rất có ích. Những kiến thức, kỹ năng, cách tư duy hình ảnh học ở trường đã cho mình nền tảng rất tốt để phát triển được nhiều ý tưởng đáng giá và đóng góp không nhỏ cho công ty", Ngọc khoe.

Nữ sinh từ bỏ kì thi đại học để săn học bổng: Nước đi mạo hiểm và kết quả bất ngờ - 4

Ngọc (áo đen, thứ 2 từ trái qua) cùng đồng nghiệp ở công ty tại Indonesia 

Nói về thành tích này, Ngọc liền nhắc ngay đến những người thầy cô của mình tại trường: "Ở BUV, thầy cô dạy bọn mình kiến thức tổng quan trong các lĩnh vực khác nhau, từ thiết kế đồ hoạ, phác hoạ, nhiếp ảnh… Nhưng quan trọng nhất, bọn mình được dạy về tư duy sáng tạo, nghệ thuật nhiều hơn là về kỹ năng: làm thế nào để nghĩ ra ý tưởng, lên concept, làm thế nào để có thể tự tìm hiểu các vấn đề trong thiết kế… Đây là cách học rất giống các trường ở nước ngoài và cũng là những thứ mà mình thấy chúng mình thật sự cần". Hỏi về dự định tương lai, Ngọc chỉ cười bảo: "Sau khi học ở BUV, mình mong muốn trở thành giảng viên đai học giống như thầy của mình bây giờ, được tiếp tục làm việc trong ngành công nghiệp sáng tạo, và truyền lửa đam mê cho các thế hệ sau".

Thiết kế đồ họa là một ngành hứa hẹn, nhưng nó không "màu hồng" và đòi hỏi lao động nghệ thuật nghiêm túc. Hỏi về lời khuyên dành cho các bạn trẻ đam mê nghệ thuật, Ngọc khiêm tốn: "Để biết mình có phù hợp và làm tốt hay không thì hãy cứ thử thật nhiều. Chúng mình còn rất trẻ, và trẻ thì có quyền sai".

Theo Quang Vũ (Trí Thức Trẻ)




http://ttvn.toquoc.vn/nu-sinh-tu-bo-ki-thi-dai-hoc-de-san-hoc-bong-nuoc-di-mao-hiem-va-ket-qua-bat-ngo-22020219175738494.htm