Giới trẻ

'Mlem Mlem' là gì mà giới trẻ đua nhau sử dụng trên mạng xã hội?

Cụm từ 'Mlem Mlem' đang được nhiều bạn trẻ sử dụng trên mạng xã hội, đặc biệt là Facebook và TikTok.

Nguồn gốc của câu "Mlem Mlem"

Chắc hẳn những ai yêu thích thú cưng đều biết, "mlem mlem" ban đầu chỉ là một từ được sử dụng để biểu thị cho âm thanh phát ra của một số con vật thường là chó, mèo khi chúng dùng lưỡi liếm thức ăn hoặc uống nước.

Từ "mlem mlem" thực chất đã xuất hiện từ năm 2015 trong một đoạn clip về một chú mèo đáng yêu được đăng trên Imgur và Reddit. Tuy nhiên tận đầu năm 2020, đoạn clip đó lại được cư dân mạng tìm thấy và cụm từ "mlem mlem" bỗng chốc trở nên “trendy” trên Facebook vì giới trẻ quá thích thú với âm thanh này.

Mlem Mlem, Mlem Mlem là gì, trend mới
"Mlem mlem" ban đầu là chỉ âm thanh của chú mèo uống nước, ăn đồ ăn.

"Mlem Mlem" ý nghĩa là gì mà được giới trẻ sử dụng nhiều?

Ban đầu "Mlem Mlem" chỉ là âm thanh phát ra từ tiếng uống nước, ăn uống của chó mèo. Tuy nhiên, hiện tại cư dân mạng sử dụng từ này với nhiều ý nghĩa khác nhau.

Mlem mlem gần nghĩa với "măm măm": Thể hiện sự ngon miệng trước một món ăn nào đó.

Mlem Mlem, Mlem Mlem là gì, trend mới
"Mlem mlem" để chỉ đồ ăn ngon.

"Mlem mlem" gần giống phát âm với "ble ble”: Hành động “lêu lêu” trêu chọc ai đó.

Bên cạnh đó, giới trẻ còn sử dụng "Mlem mlem" để khen những cô gái, chàng trai sở hữu gương mặt đẹp, body chuẩn.

Mlem Mlem, Mlem Mlem là gì, trend mới

Mlem Mlem, Mlem Mlem là gì, trend mới
"Mlem mlem" còn có ý nghĩa để khen vẻ ngoài của một cô gái hay một chàng trai.

Gần đây “Mlem mlem” xuất hiện nhiều biến tướng với ý nghĩa thô tục hơn là sự dễ thương ban đầu của nó. Điển hình như từ "mlchi" thể hiện sự thèm thuồng hay chiếm hữu những cô gái sexy, quyến rũ và nóng bỏng và điều này khiến nhiều người cảm thấy không thoải mái và bức xúc.

Hơn nữa, chúng ta chỉ nên dùng nó để trêu đùa với bạn bè. Đối với những người lớn tuổi hơn thì đây có lẽ không phải là một từ lịch sự cho lắm khi bạn dùng để trò chuyện với họ. Vì vậy cần phải cân nhắc kỹ đối tượng khi sử dụng từ này.

Theo Thùy Dương (Công Lý & Xã Hội)




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/mlem-mlem-la-gi-ma-gioi-tre-dua-nhau-su-dung-tren-mang-xa-hoi-107506.html