Giới trẻ

Làm kiểm tra nhưng quên công thức, nam sinh 'chém gió' khiến giáo viên cạn lời

Bí quá không làm được bài, nam sinh này đã đánh liều ghi vài dòng thay thế.

Thời đi học, có lẽ các bài kiểm tra là nỗi ám ảnh lớn nhất. Đặc biệt, những môn Toán, Lý, Hóa... là những môn đặc biệt khó nhằn khi đòi hỏi lượng kiến thức lớn. Những bộ môn này yêu cầu học sinh phải thực sự nắm vững kiến thức thì mới có thể làm bài kiểm tra, bài thi suôn sẻ.

Thế nhưng, nếu trong trường hợp quên học bài mà phải làm kiểm tra thì sao? Một nam sinh trong giờ kiểm tra môn Lý đã không nhớ kiến thức nhưng cách xử lý của cậu khiến cô giáo "tức điên".

Làm kiểm tra nhưng quên công thức, nam sinh 'chém gió' khiến giáo viên cạn lời
Quy tắc bàn tay phải "trời ơi đất hỡi" (Ảnh: Trường Người Ta)

Cụ thể, nam sinh này viết 3 dòng sau:

"Bước 1: Xòe bàn tay phải

Bước 2: Nắm bàn tay phải

Bước 3: Đã nắm được tay phải"

Nội dung quy tắc bàn tay phải là cần dùng đến tay phải. Những chỉ nắm mở bàn tay phải thì không thể xác định chiều dòng điện. Có thể thông qua đề bài thì cậu biết phải dùng bàn tay phải nhưng dùng để làm gì thì cậu bạn... không nhớ.

Thực tế quy tắc bàn tay phải được dùng phổ biến trong Toán học và Vật lý cho việc nhận biết các quy ước ký hiệu vec-tơ 3 chiều. Quy tắc bàn tay phải giúp xác định dòng điện cảm ứng trong một dây dẫn chuyển động trong một từ trường.

Cách sử dụng như sau: Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho 4 ngón tay hướng theo đường sức từ trong lòng ống dây thì ngón cái choãi ra chỉ chiều của chiều dòng điện chạy qua các vòng dây.

Làm kiểm tra nhưng quên công thức, nam sinh 'chém gió' khiến giáo viên cạn lời - 1
Cách dùng nguyên tắc bàn tay phải (Ảnh: Internet)

Còn trong Toán học, quy tắc bàn tay phải được sử dụng nhiều trong việc xác định hướng cảm sinh của đường cong biên khi áp dụng định lý Stokes. "Nắm bàn tay phải rồi đặt sao cho ngón choãi ra chỉ theo chiều của vecto pháp tuyến. Thế thì 4 ngón tay còn lại sẽ cho ta định hướng cảm sinh của đường cong biên"

Lý thuyết khá rắc rối nhưng khi ứng dụng thực tế thì đều khá đơn giản. Tuy vậy, có lẽ chính giáo viên cũng không thể ngờ học trò mình lại đưa ra đáp án "bá đạo" như thế.

Lộc (Nguoiduatin.vn)