Giới trẻ

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ?

Chắc chắn không ít sinh viên cho rằng việc ở nhờ nhà người thân là cả một bầu trời bị soi mói.

Đối với sinh viên từ quê vào thành phố học tập, có 2 cách để bạn ổn định chỗ ở trong suốt 4 năm, 1 là ở ký túc xá, 2 là thuê trọ bên ngoài. À nhầm rồi, phải là 3 chứ vì còn một phương án khác nữa đó chính là ở nhờ nhà người thân. Với 2 cách đầu tiên, có lẽ ưu thế lớn nhất để sinh viên lựa chọn đó là sự thoải mái, tự do, không bị ràng buộc. Còn với cách ở chung với người thân thì điều có lợi nhất là tiết kiệm về mặt kinh tế và an toàn hơn cả.

Song chừng đó vẫn không khiến các cô cậu sinh viên mặn mà với phương án này. Vậy nguyên nhân xuất phát từ đâu? Dạo một vòng MXH để thu thập về ý kiến của những "tấm chiếu đã trải", có thể thấy khá nhiều người cùng đưa ra lý do cho việc không thích việc sống cùng người thân là bởi vì mất sự tự do, bị kiểm soát quá nhiều và không có không gian riêng tư.

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ?

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 1

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 2

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 3

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 4

Song song đó, một số netizen từng có trải nghiệm ở chung với người thân khi học đại học lại cho thấy đây là một giải pháp không tồi. Bởi nếu bỏ qua các vấn đề liên quan tới sự riêng tư thì việc ở nhà người thân sẽ có vô vàn tiện ích như có cơm ăn ngày ba bữa, có người trông nom khi ốm đau, thoát khỏi tình cảnh gặp bạn trọ không hợp tính,...

Dưới đây là một vài ví dụ:

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 5

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 6

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 7

Thế đấy, nếu xem xét thật kỹ thì ở với người thân không hẳn là một lựa chọn tồi, ngược lại còn rất khả thi đấy chứ. Vậy khi nào sinh viên nên lựa chọn phương án này để giải quyết về chỗ ở khi lên thành phố?

1. Khả năng kinh tế không cho phép sinh viên ở tự túc bên ngoài. Học phí cùng sinh hoạt phí có thể là vấn đề mà nhiều bậc phụ huynh lo lắng khi cho con đi học đại học, Để giảm bớt áp lực này, nếu không có nguồn hỗ trợ kinh tế nào khác thì bạn nên tìm phương án tiết kiệm nhất cho việc ăn ở, ở đây tất nhiên là sinh sống chung với nhà của người thân.

2. Người thân mà bạn đến ở cùng có quan hệ thế nào với gia đình bạn, có đủ sự tin tưởng và thân thiết với bạn. Nếu là có thì khi đến ở, áp lực về việc bị kiểm soát và mất tự do sẽ giảm đi phần nào. Do vậy việc đến ở cùng không có điều gì cần lo ngại nhiều. Tuy nhiên, nếu việc ở là miễn phí thì bạn hãy tìm cách tham gia các công việc hằng ngày với gia đình để bày tỏ sự biết ơn và có thể giảm thiểu đáng kể sự để ý hay quá xoi mói của họ về mình.

3. Nếu sự riêng tư, tự do không phải là mối quan tâm hàng đầu của bạn khi tìm chỗ ở và nếu bạn có sự thích nghi tốt thì lựa chọn ở với người quen là giải pháp tối ưu. Ngoài ra, nếu bạn biết bản thân không thể tự chăm sóc tốt cho chính mình và lo ngại về vấn đề an toàn thì việc ở tạm nhà những người thân thích trước khi "ra riêng" chắc chắn là lựa chọn không tồi.

Hỏi khó: Sinh viên lên thành phố có nên ở nhờ nhà người thân thay vì thuê trọ? - 8
Ảnh minh họa

Tựu trung lại, với những trải nghiệm và mong muốn cá nhân của mỗi người thì bạn có quyền lựa chọn việc nên ở trọ, ký túc xá hay ở cùng với người thân. Tuy nhiên, lựa chọn ấy phải phù hợp nhất với khả năng và nhu cầu của bạn. Đùng để 4 năm đại học là một mớ bòng bong chỉ vì chuyện chỗ ở nhé!

Theo Vũ Trịnh (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)




https://doanhnghieptiepthi.vn/hoi-kho-sinh-vien-len-thanh-pho-co-nen-o-nho-nha-nguoi-than-thay-vi-thue-tro-161212907124740286.htm