Giới trẻ

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc

Vào năm 2018, Trung Quốc là quốc gia đầu tiên tuyên bố nghiện Internet là một triệu chứng gây rối loạn tâm lý lâm sàng và cần phải đưa vào chữa trị tâm lý hoặc phải tham gia các lớp cai nghiện như những người bị nghiện ma túy.

Li Jiazhou, 14 tuổi được đưa đến một trung tâm cai nghiện Internet theo yêu cầu của mẹ cậu bé. Lý do là bởi vì do mải chơi game đến nỗi bỏ học và dành ra 20 tiếng mỗi ngày trong một thời gian dài để "cắm đầu vào game".

Cậu bé được đưa đến trung tâm cai nghiện Internet được thành lập bởi một cựu đại tá quân đội tên Tao Ran. Jiazhou được đưa đi bởi 2 người đàn ông cao to. Khi ập đến đưa cậu bé đi, họ tự xưng là người của Sở Giáo dục nhưng hoàn toàn không phải là như vậy.

Mẹ cậu bé là cô Li- Qiu Cuo cho biết: "Thằng bé tự cách ly mình ra khỏi cuộc sống hằng ngày. Nó không đi học, chỉ nằm trên giường trong suốt 39 ngày, chỉ ngồi dậy khi đi vệ sinh, thậm chí nó còn chẳng buồn đánh răng hay rửa mặt. Thằng bé không quan tâm hôm nay ăn gì mà chỉ cắm mặt vào máy chơi game. Chúng tôi không dám cắt mạng vì sợ thằng bé sẽ làm hại chính mình. Nếu chuyện đó xảy ra chắc tôi không sống nổi"

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc

Được biết, Jiazhou chỉ là 1 trong 100 trường hợp thanh thiếu niên cả trai lẫn gái gia nhập vào Trung tâm cơ sở phát triển tâm lý thanh thiếu niên, một trụ sở nằm cách Bắc Kinh khoảng 30km.

Các trường hợp đến đây đều do nguyện vọng của cha mẹ bởi vì quá thương con bị mắc cơn nghiện Internet.

Vào năm 2008, Trung Quốc trở thành quốc gia đầu tiên tuyên bố nghiện Internet là một loại rối loạn lâm sàng. Bên cạnh đó, vào năm ngoái nghiện Internet cũng được Tổ chức Y tế xem xét kỹ lưỡng và cho rằng đây là nguồn bệnh đe dọa sức khỏe cộng đồng. Tại Trung Quốc, chính phủ cũng đã tăng cường giám sát ngành công nghiệp game để ngăn chặn trẻ em tiếp cận.

Tencent - một công ty dẫn đầu thị trường game nước này đã xác định độ tuổi và giới hạn thời gian chơi của các thanh thiếu niên để tránh tình trạng người chơi dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi chơi các trò chơi này. Tuy nhiên, khi được các cơ quan chức năng hỏi đến việc game có ảnh hưởng đến giới trẻ thế nào thì đại diện một công ty ở Thâm Quyến không đưa ra bất kỳ bình luận nào.

Một trong những trung tâm cai nghiện Internet nổi tiếng ở Trung Quốc chính là Trung tâm Đại Hưng được thành lập bởi cựu đại tá quân đội tên Tao Ran vào năm 2003. Nói về vấn đề này, ông Tao cho biết: 'Nghiện Internet là vấn nạn lớn của Trung Quốc. Đây không còn là vấn đề của thanh thiếu niên nữa, mà còn có cả những em nhỏ chỉ 9 tuổi đến những người trưởng thành ở độ tuổi 30. Những năm gần nay, chúng tôi cũng tiếp nhận nhiều bé gái và trẻ con từ vùng nông thôn'.

Có những người nghiện game đến mức họ mặc luôn cả tã người lớn để đi vệ sinh tại chỗ. Còn có trường hợp ăn cắp 30.000 nhân dân tệ của bố mẹ (hơn 100 triệu đồng) để đến quán net ở nửa năm từ mùa thu năm nay đến mùa xuân năm sau mới chịu về nhà.

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc - 1

Hầu hết các bệnh nhân được đưa đến trung tâm đều cố gắng để trốn thoát trong thời gian đầu nhưng sau đó một thời gian thì có nhiều dấu hiệu khả quan hơn.

Tuy nhiên những năm qua các báo cáo về việc lạm dụng liệu pháp sốc điện tại Trung tâm cai nghiện Internet đã gây ra nhiều tranh cãi.

Trước những thông tin này, ông Tao đã phản bác và nói rằng Trung tâm của ông không áp dụng phương pháp như vậy mà kết hợp việc dùng thuốc, tư vấn tâm lý, hoạt động thể chất và những bài học tâm lý khác để giúp học viên thoát khỏi cơn nghiện. Một liệu trình như thế thường kéo dài ít nhất 3 tháng với chi phí khoảng 10.000 nhân dân tệ (khoảng 33 triệu đồng) một tháng.

Ông Tao cũng cho biết rằng, ở trung tâm của ông, bố mẹ và người dám hộ có thể ở lại nhưng họ sống tại một kí túc xá khác so với con cái.

Bố mẹ của bệnh nhân cũng phải học các bài giảng về tâm lý chẳng hạn như dùng cách gì để giao tiếp với những đứa con bị nghiện Internet. Theo mô tả của ông Tao, một ngày tại trung tâm bắt đầu từ 5 giờ sáng, các bệnh nhân sẽ được gọi dậy tập thể dục và tập trung vào lúc 6 giờ sáng.

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc - 2

Cũng tại trung tâm của ông Tao, sau khi ăn sáng xong vào lúc 7 giờ 10 phút, các bệnh nhân sẽ tham gia các buổi tư vấn, tập thể dục và các hoạt động khác theo lịch trình. Các hoạt động này sẽ kết thúc vào lúc 9 giờ 30 tối. Cuối tuần thì các bệnh nhân sẽ dọn dẹp, giặt giũ, hoạt động thể chất và tổng kết trong tuần.

Theo những người từng tham gia việc cai nghiện cho biết, vào buổi sáng, những bệnh nhân thường được mặc trang phục quân đội để tham gia hoạt động thể chất. Có nhiều người trong số họ khá miễn cưỡng, uể oải làm theo. Có nhiều trường hợp chống đối, kích động, không chịu nổi sự kèm cập đã bị trói vào giường đợi đến khi họ bình tĩnh lại. Với những trường hợp nghiêm trọng hơn, bệnh nhân sẽ bị giam giữ trong một căn phòng nhỏ khoảng 10 ngày. 

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc - 3

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc - 4

Trong ký túc xá của trung tâm cai nghiện là phòng ngủ 3 giường tầng với nệm mỏng và thảm rơm. Đồ đạc cá nhân của bệnh nhân được giữ trong một hộp nhựa màu xanh có viết tên màu đỏ và được sắp xếp gọn gàng. Đối với một số đứa trẻ trong trung tâm này, đây sẽ là lần đầu tiên chúng biết làm việc nhà là gì.

Zhao Xiaojia, 15 tuổi, nhớ lại ngày cậu bé được đưa đến Trung tâm cai nghiện Internet. 'Cháu đã gào thét vào ngày đầu tiên. Cháu không biết đây là đâu và không muốn ở đây. Cháu cũng không được gặp được bố mẹ, sau đó các nhân viên quản giáo đã trói cháu lại vào thành giường kim loại trong nửa ngày'.

Được biết, trước khi Zhao được đưa đến đây, cậu bé thức đêm trong suốt 2 tháng để chơi Internet, thậm chí có lúc Zhao đeo tai nghe trò chuyện trên mạng QQ 3 ngày liên tiếp và từ chối tháo tai nghe kể cả lúc ngủ.

Nhận thấy con nghiệm game mức độ nặng nên cha mẹ cậu quyết định đưa em đến trung tâm này.

Cuộc sống gây ám ảnh trong trại cai nghiện Internet ở Trung Quốc - 5

Cậu bé đã ở trung tâm để cai nghiện khoảng 280 ngày. Zhao đã trị liệu theo nhóm vào buổi sáng, nơi hàng chục thanh thiếu niên như cậu bé phải ngồi trong vòng tròn và thảo luận các chủ đề khác nhau với bác sĩ tâm thần, chẳng hạn như tại sao họ lại bị trầm cảm. Bữa trưa trong trung tâm thường là ba món, cơm và súp.

Wang Guoqiang, một công nhân nhà máy đến từ tỉnh Hà Bắc, cho biết, anh đã ở đây với con trai trong vòng 1 năm. Gia đình anh đã tiêu tốn hết tài sản để có được số tiển 150.000 nhân dân tệ (hơn 500 triệu đồng) để điều trị bệnh cho con trai họ. Tuy vậy anh cho rằng đây là số tiền xứng đáng.

"Chúng tôi đang bỏ tiền để cứu mạng đứa trẻ của mình, thằng bé nói rằng nó cảm thấy trống rỗng trong tâm hồn và chỉ có thể vui thông qua những trò chơi. Tôi tin rằng con trai mình sẽ thích nghi với xã hội sau khi khỏi bệnh", ông nghẹn ngào chia sẻ.

Sam (SHTT)