Giải trí

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả?

Từ sau thành công của loạt phim khai thác đề tài gia đình như Hoa Hồng Trên Ngực Trái và Tiếng Sét Trong Mưa năm 2019, phim Việt năm 2020 nô nức chuyển mình nhưng chưa một lần thực sự tỏa sáng.

Phim Việt những tháng giữa và cuối năm 2020 ra lò một loạt dự án lớn, trải đều từ Nam ra Bắc như: Vua Bánh Mì, Tình Yêu Và Tham Vọng, Lựa Chọn Số Phận, Lửa Ấm, Cát Đỏ, Trói Buộc Yêu Thương,… Dù khai thác đủ mọi thể loại từ tranh đấu gia đình, tình yêu, thương trường, tôn vinh những người làm công tác tuyến đầu như cảnh sát phòng cháy chữa cháy (PCCC), bác sĩ, kiểm sát viên,... thế nhưng nhìn chung những tựa phim nêu trên đều đang chạy theo xu hướng ngành - nghề là chính. 

Đây là bước chuyển mình mạnh mẽ và đầy táo bạo của dòng phim truyền hình Việt, khi chuyển từ đề tài gia đình đang ăn khách sang hướng làm phim liên quan đến các vấn đề xã hội. Tuy nhiên, được một thời gian khởi chiếu, những tựa phim nêu trên đã nhanh chóng “mất sạch” khán giả, thậm chí đã liên tiếp nhận lại nhiều bình luận chê bai và chỉ trích về cả nội dung lẫn hình ảnh của phim. Vẫn biết rằng khán giả Việt cần thời gian để thích ứng với dòng phim mới này nhưng liệu các tựa phim nêu trên đã tìm cho mình được một cái cớ cần và đủ để níu chân công chúng?

1. Chuyển đổi xu hướng sang dạng phim xã hội hay nhưng còn khô khan, xa rời khán giả

Phim truyền hình từ lâu đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với công chúng yêu phim Việt Nam. Trải qua nhiều biến chuyển dòng phim truyền hình Việt dần tạo nên chỗ đứng vững chắc trong lòng khán giả những năm trở lại đây. Đỉnh điểm nhất vẫn phải kể đến những tựa phim từ Nam ra Bắc đã từng làm nên một mùa xuân nở rộ của làng phim truyền hình năm 2019 như Về Nhà Đi Con, Hoa Hồng Trên Ngực Trái hay Tiếng Sét Trong Mưa,... Đây đều là những tựa phim theo xu hướng đề tài gia đình: tình cha con, ngoại tình, tiểu tam, mẹ chồng - nàng dâu,... kiểu đề tài thân quen và nhận về nhiều phản hồi tích cực, đánh giá cao của khán giả.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả?

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 1

Tuy nhiên, một món ăn dù ngon đến mấy bày biện đẹp đến bao nhiêu thì ăn hoài cũng chán và việc làm phim truyền hình cũng tương tự như vậy. Phim truyền hình Việt cũng cần làm mới bản thân để phù hợp với dòng chảy của thời đại, góp phần làm đa dạng và phong phú hơn món ăn tinh thần không thể thiếu của công chúng này. Nhận thấy thực tế nêu trên, phim truyền hình Việt năm 2020 đã chuyển đổi theo xu hướng làm phim liên quan đến các vấn đề nhạy cảm hay các ngành nghề trong xã hội, bước chuyển mình đáng có và tích cực nhưng cũng ít nhiều tạo nên bước “hụt” trong nền truyền hình nước nhà.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 2

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 3
Lựa Chọn Số Phận và Sinh Tử từng là những thước phim được kì vọng sẽ mang đến sự bứt phá khi khai thác những vẫn đề nóng bỏng trong xã hội thông qua hai ngành nghề: thẩm phán và kiểm sát
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 4
Lửa Ấm là câu chuyện về các chiến sĩ phòng cháy chữa cháy và các bác sĩ

Phim ngành - nghề là một dòng phim khó làm và rất kén khán giả. Sinh Tử gần như thu gọn đối tượng khán giả trong lứa tuổi từ 35 - 40 trở lên và dĩ nhiên cũng sẽ chẳng thích hợp với những người nội trợ - đối tượng khán giả chính của phim truyền hình. Tình Yêu và Tham Vọng cũng khó có thể khiến lớp khán giả trẻ tận tâm theo dõi những tranh đấu chốn thương trường, oán hận lắm drama đến vậy. Nói phim xã hội là một dòng phim rất khó làm, bởi tính chất đặc thù của những nghề nghiệp, những câu chuyện mà phim đang chủ tâm hướng tới khiến khán giả đại chúng khó có thể hiểu và đồng cảm hết được. Hơn nữa, là một người chiến sĩ cảnh sát PCCC, bác sĩ hay kiểm sát,... thì tất cả họ đều sẽ có những đặc thù công việc riêng biệt, diễn viên dù xuất sắc đến đâu thì cũng khó mà có thể đảm nhận một cách hoàn hảo. Đó là chưa kể đến các kiến thức chuyên ngành, ngôn ngữ nghề nghiệp, tác phong nghiệp vụ liên quan cũng khó có thể truyền tải đủ và đúng.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 5
Phim Sinh Tử
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 6
Phim Lửa Ấm

Việc chuyển đổi từ dòng phim gia đình sang dòng phim xã hội đang tạo nên tâm lý phải ôm đồm tất cả hoặc thay đổi hoàn toàn phong cách làm phim. Cụ thể, những tựa phim truyền hình Việt thời gian này đang đi theo 3 chiều hướng đối lập nhau: một là cào bằng làm chung chung, ôm đồm quá nhiều yếu tố ngành nghề dễ gây “ngộp” cho khán giả; hai là tập trung vào một vấn đề nhưng theo chiều hướng lan man, chậm chạp, gây khó chịu; ba là đan xen yếu tố gia đình vào vấn đề xã hội thì lại bị chi phối quá nhiều drama đến mức ức chế và rối ren như trường hợp của Vua Bánh Mì.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 7
Vua Bánh Mì nhưng không hề làm bánh mì, toàn thấy tranh đấu

Một điều có thể dễ dàng nhận thấy là hầu hết khán giả Việt đều có xu hướng xem phim để giải trí nên họ tìm kiếm những điều quen thuộc gần gũi xoay quanh cuộc sống gia đình và  không phải ai cũng có đủ kiên nhẫn để giải mã những điều mới mẻ hoặc không phù hợp với xu hướng, sở thích của họ. Thế nên nếu chọn xu hướng làm phim xã hội thì cần khai thác đúng khía cạnh mà khán giả quan tâm hoặc nếu đi con đường mới thì nên tìm một phương án tiếp cận dễ chịu và hiệu quả hơn.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 8

Lượng khách đông đảo của dòng phim truyền hình Việt vẫn là phái nữ, dòng khán giả này có xu hướng thích dạng phim thiên về đề tài gia đình hơn dòng phim xã hội, đặc biệt là những bộ phim thiên về chính luận như Sinh Tử.

Không thể phủ nhận chuyện làm mới dòng phim truyền hình Việt, cũng như tiềm năng sáng giá của dòng phim xã hội này là đúng và rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu mới trong tiến trình chuyển mình của nền truyền hình nước nhà. Tuy nhiên, ở thời gian đầu những bộ phim nêu trên cũng cần có thời gian để khán giả Việt thích ứng cũng như làm trọn vẹn hơn nữa vai trò của mình.

2. Kịch bản thiếu chặt chẽ: luẩn quẩn, nhạt nhòa và phi thực tế

Không khó để tìm ra một tựa phim truyền hình Việt để xem trong thời gian này với đầy đủ mọi tiêu chí như hội tụ đủ dàn diễn viên chất lượng với đủ chủ đề đa dạng và mới lạ, nhưng lại rất hiểm để gọi tên một bộ phim đủ sức kéo khán giả sống lâu dài với mình. Mở đầu có thể hoành tráng nhưng lại mất điểm dần về sau rồi lại kết thúc chóng vánh như Tình Yêu và Tham Vọng, tình tiết chậm rãi miên man như Lựa Chọn Số Phận, Sinh Tử hay drama luẩn quẩn như Trói Buộc Yêu Thương và Vua Bánh Mì. Đặc biệt phải kể đến tựa phim gây khó hiểu nhất ở thời điểm hiện tại là Cát Đỏ - một tác phẩm có lối kể chuyện khác hoàn toàn với những tác phẩm trong lịch sử truyền hình Việt. Tất cả đều là yếu tố khiến phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa trong mắt công chúng.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 9
Tình Yêu Và Tham Vọng
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 10
Lựa Chọn Số Phận
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 11
Cát Đỏ

Việc truyền hình hóa những lớp nhân vật hoặc bối cảnh mang yếu tố xã hội trong phim đang vô tình trở thành rào cản khiến những tựa phim như Tình Yêu Và Tham Vọng hay Lửa Ấm chứa nhiều tình tiết mang đến cảm giác phi thực tế gây khó hiểu cho người xem.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 12

Dạng phim có drama gia đình như Trói Buộc Yêu Thương, Vua Bánh Mì thì lại quá lan man, thừa thãi và không đủ sức nặng để bùng nổ. Trói Buộc Yêu Thương khai thác đề tài tâm lý gia đình được nhiều người yêu thích thì mạch phim lại diễn ra khá dàn trải, nơi mỗi nhân vật trong gia đình đều chịu sự chi phối giống nhau từ mẹ. Vua Bánh Mì những tập đầu thì lại tập trung quá nhiều vào drama tiểu tam gia đình, mạch phim diễn ra chậm tạo tâm lý nhàm chán cho người xem.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 13
Trói Buộc Yêu Thương
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 14
Vua Bánh Mì hay Vua Đánh Đập?

3. Bắc Nam kết hợp tưởng “hòa nhập” nhưng lại “hòa tan” ngay sau đó?

Sau sự thành công vang dội của "của lạ" Quốc Trường ở Về Nhà Đi Con, mỗi phim truyền hình miền Bắc ra mắt trong năm 2020 gần như đều có sự góp mặt của ít nhất một diễn viên miền Nam, đó là Diễm My, Nhan Phúc Vinh của Tình Yêu Và Tham Vọng; Trương Minh Quốc Thái của Lửa Ấm; Huỳnh Hồng Loan, Hà Việt Dũng ở Lựa Chọn Số Phận. Đây đều là những diễn viên có ngoại hình tươi sáng cùng diễn xuất ổn định đã được minh chứng qua nhiều dự án trước đó. Việc kết hợp diễn viên miền Bắc và diễn viên miền Nam trong cùng một bộ phim cũng là một điểm sáng thu hút sự quan tâm của công chúng.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 15
Huỳnh Hồng Loan, Hà Việt Dũng ở Lựa Chọn Số Phận
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 16
Trương Minh Quốc Thái (phải) của Lửa Ấm
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 17
Diễm My, Nhan Phúc Vinh của Tình Yêu Và Tham Vọng

Không chỉ vậy, giờ vàng phim truyện Việt Nam trên sóng VTV luôn có sự đan xen xuất hiện của những bộ phim 100% diễn viên Nam như Trói Buộc Yêu Thương, Cát Đỏ. 

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 18

Tuy nhiên, vấn đề Bắc tiến của diễn viên hay công chiếu phim miền Nam trên giờ vàng VTV vẫn đang gặp nhiều bất cập. Không hề có tính chất phân biệt vùng miền nhưng khách quan mà nói, chất giọng miền Nam đem tới cảm giác khó hiểu và khiến đối tượng khán giả chính của phim VTV không kịp thích nghi, chính điều này đã vô tình khiến mạch cảm xúc và của khán giả bị đứt quãng. Ngay cả Quốc Trường của Về Nhà Đi Con ban đầu cũng bị chê là sở hữu giọng nói khó nghe còn những cái tên như Diễm My, Huỳnh Hồng Loan thì thậm chí còn bị đánh giá là diễn xuất gượng gạo.

'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 19
Diễm My 9x
'Chất' phim truyền hình Việt dần nhạt nhòa: Lỗ hổng trong nỗ lực đổi gu khán giả? - 20
Huỳnh Hồng Loan

Không thể phủ nhận vấn đề cần phải “đổi món” cho dòng phim truyền hình Việt và dòng phim khai thác các vấn đề xã hội cũng rất có tiềm năng và khả năng tạo nên cơn sốt như những người tiền nhiệm như Người Phán Xử hay loạt phim về cảnh sát hình sự,… những năm về trước. Tuy nhiên, việc hầu hết các phim đều bắt sóng xu hướng chuyển đổi tạo nên tâm lý ái ngại và xa lạ cho người xem. Một số thay đổi trong việc kết hợp diễn viên Nam Bắc đang vô tình tạo nên rào cản trong cách tiếp nhận của khán giả. Tin rằng, trong thời gian tới làng phim truyền hình Việt những bước ngày càng hoàn thiện hơn cũng như nhận được sự đón nhận yêu mến từ công chúng, khán giả những người yêu phim Việt.

Theo HH (Pháp Luật và Bạn Đọc)




http://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chat-phim-truyen-hinh-viet-dan-nhat-nhoa-lo-hong-trong-no-luc-doi-gu-khan-gia-162201310100619744.htm