Gia đình

Vì sao bạn thấy đắng mồm khô miệng?

Một hiện tượng sinh lý có vẻ bình thường nhưng có thể tiềm ẩn nguy cơ bệnh dạ dày, gan hoặc là tín hiệu bạn đang mang bầu.

Nhiều người cảm thấy miệng khô và đắng, hơi thở có mùi khi thức dậy vào buổi sáng. Trong đa số các trường hợp, đây là một hiện tượng sinh lý học bình thường, có thể hết khi đánh răng.

Tuy nhiên, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục sau khi bạn vệ sinh răng miệng hoặc kéo dài suốt cả ngày dù bạn không ăn đồ đắng, đây là một điều bất ổn. Dưới đây là các lý do dẫn tới hiện tượng này:

Hội chứng rát miệng

Đây là tình trạng khiến cho miệng bạn có cảm giác bỏng rát rất khó chịu, gây đau đớn. Các dấu hiệu có thể xuất hiện ở một phần hoặc cả miệng. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác khô mồm, ăn gì cũng thấy đắng.

Cả nam và nữ đều có thể gặp hội chứng trên, đặc biệt phụ nữ ở giai đoạn mãn kinh.

Đôi khi căn bệnh này không xác định được lý do cụ thể. Các bác sĩ cho rằng hội chứng có thể liên quan tới sự tổn thương dây thần kinh ở miệng. Ngoài ra, bạn có thể bị các bệnh nền như tiểu đường, ung thư và thay đổi hormone khi mãn kinh.

Vì sao bạn thấy đắng mồm khô miệng?
Nhiều người không ăn gì đắng vẫn cảm thấy đắng mồm. Ảnh minh họa: Healthgrade

Mang thai

Hormone nữ estrogen thay đổi thất thường trong giai đoạn mang bầu cũng tác động tới vị giác. Nhiều phụ nữ cảm thấy đắng trong miệng. Tình trạng đó có thể biến mất ở giai đoạn cuối của thai kỳ hoặc sau khi sinh con.

Trào ngược dạ dày

Hiện tượng này xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược trở lên thực quản, họng gây tình trạng ợ nóng, ợ hơi và đau rát vùng ngực dọc theo xương ức. Vì đồ ăn có chứa men tiêu hóa nên miệng của bạn sẽ có cảm giác đắng.

Bạn nên đi khám nếu có thêm các triệu chứng như nóng rát vùng ngực một vài giờ sau bữa ăn, nuốt khó, ho khan mạn tính.

Bệnh gan

Gan giống như nhà máy quan trọng trong cơ thể với nhiều vai trò khác nhau trong đó có thải lọc độc tố. Khi gan viêm nhiễm, các chất thải, độc tố sẽ ảnh hưởng tới các cơ quan khác, trong đó có miệng.

Vì sao bạn thấy đắng mồm khô miệng? - 1
Đắng miệng có thể là dấu hiệu của trào ngược dạ dày. Ảnh minh họa: Gastrosav

Đang sử dụng thuốc

Khi cơ thể bạn trải qua quá trình điều trị, phần thuốc tồn đọng bài tiết ra ngoài qua nước tiểu. Thêm vào đó, nếu thuốc có vị đắng, miệng của bạn sẽ đắng lâu hơn.

Ốm và các loại viêm nhiễm

Khi bạn bị cảm cúm, viêm xoang hoặc các loại ốm khác, cơ thể bạn sẽ sản sinh ra loại protein gây ra hiện tượng viêm nhiễm. Các chuyên gia cho rằng protein này có thể tác động tới nụ vị giác, tăng sự nhạy cảm với vị đắng khi bạn ốm.

Điều trị ung thư

Xạ trị, ung thư có thể kích thích vị giác, gây ra nhiều vấn đề gồm khát nước, miệng thấy hoặc có vị kim loại.

Theo An Yên (VietNamNet)




https://vietnamnet.vn/vn/suc-khoe/vi-sao-ban-thay-dang-mom-kho-mieng-675911.html