Gia đình

Uống nhiều nước liệu có tốt như bạn nghĩ?

Ai cũng biết, tầm quan trọng của nnước trong việc duy trì sự sống của cơ thể người. Dù vậy. nếu uống quá nhiều nước cũng sẽ gây những ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể, 65-75% trọng lượng cơ, 50% trọng lượng mỡ, 50% trọng lượng xương. Nước tồn tại ở hai dạng: nước trong tế bào và nước ngoài tế bào. Nước ngoài tế bào có trong huyết tương máu, dịch limpho, nước bọt... Huyết tương chiếm khoảng 20% lượng dịch ngoài tế bào của cơ thể (3-4 lít). Nước là chất quan trọng để các phản ứng hóa học và sự trao đổi chất diễn ra không ngừng trong cơ thể. Nước là một dung môi, nhờ đó tất cả các chất dinh dưỡng được đưa vào cơ thể, sau đó được chuyển vào máu dưới dạng dung dịch nước. 

Nghe có vẻ vô lý nhưng trên thực tế, việc uống quá nhiều nước có thể gây ra các triệu chứng nghiêm trọng được gọi là ngộ độc nước. 

Ngộ độc nước, hay nhiễm độc nước hay hạ natri máu, là một sự xáo trộn về chức năng não có khả năng gây tử vong, xảy ra khi các cân bằng điện giải trong cơ thể bị xáo trộn bởi sự tăng hydrat.

Trong điều kiện bình thường, việc uống nước một lượng quá nhiều là đặc biệt hiếm. Gần như tất cả các ca tử vong liên quan đến ngộ độc nước ở người bình thường đều hoặc là từ các cuộc thi uống nước mà trong đó người chơi sẽ uống một lượng nước lớn càng nhiều càng tốt, hoặc từ những lần tập thể dục cường độ cao sau đó uống quá nhiều nước.

Uống nhiều nước liệu có tốt như bạn nghĩ?
Ảnh minh họa

Ông David Wheeler, giáo sư về thận và là phát ngôn viên của Viện Nghiên cứu thận của Anh cho biết: "Bạn thực sự không cần phải uống nước để giữ cho cơ thể ngậm nước và thận hoạt động. Chất lỏng chỉ cần uống chừng mực đến độ mà cơ thể cần".

Không những thế, uống thật nhiều nước, đặc biệt là vào cuối ngày, có thể ảnh hưởng giấc ngủ.

Bởi khi chúng ta ngủ, não của chúng ta giải phóng ADH, loại hoóc môn chống lợi niệu, làm chậm chức năng thận và ngăn chúng ta cảm thấy cần phải đi tiểu trong đêm.

Nếu bạn uống 2 hoặc 3 ly nước vào buổi tối, chất lỏng dư thừa ảnh hưởng lên ADH, làm đầy bàng quang, và bạn phải thức dậy để đi vệ sinh. Sau đó, bạn sẽ khó ngủ lại,

Không uống hơn hai ly nước trước khi đi ngủ 3 giờ.

Uống nước như thế nào là tốt nhất:

+ Hạn chế uống nước lạnh.

+ Uống lượng nước phù hợp với thể trạng của mỗi người.

+ Thêm một vài nguyên liệu tự nhiên như nước chanh, một vài lát gừng để bổ sung thêm năng lượng cho cơ thể.

+ Uống nước từ từ, nhiều đợt thay vì uống nhiều nước cùng một lúc.

+ Uống nước trước bữa ăn.

Uống nhiều nước liệu có tốt như bạn nghĩ? - 1
Không nên uống quá nhiều nước (Ảnh minh họa)

Uống bao nhiêu nước là đủ ?

Theo khuyến cáo của Cơ quan sức khỏe quốc gia Anh - NHS hiện nay, phụ nữ trưởng thành chỉ cần khoảng 1,6 lít chất lỏng nói chung/một ngày, còn nam giới cần khoảng 2 lít để giữ cho cơ thể làm việc hiệu quả.

Chất lỏng ở đây bao gồm nước tinh khiết, trà, cà phê, sữa, các loại nước ép trái cây và ngay cả nước có trong các loại thực phẩm như trái cây và rau quả.

Tuy nhiên, lượng chất lỏng mỗi người cần phải uống sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố như thời tiết, những vận động cơ thể mà người đó thực hiện.

Cách tốt nhất để biết chúng ta cần uống nước là thấy khát. Nếu bạn khát nước, bạn cần uống nước, chỉ đơn giản như vậy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào màu sắc của nước tiểu. Lý tưởng nhất là nước tiểu nên có màu rơm sáng. Nước tiểu có màu tối có nghĩa là bạn đang bị mất nước và cần phải uống nhiều hơn.

Nếu nước tiểu có màu nhạt hoặc gần như trong hoàn toàn, bạn đang uống quá nhiều nước và cần phải uống nước ít đi một chút.

Uống nhiều nước liệu có tốt như bạn nghĩ? - 2
Chỉ cần uống đủ lượng nước mà cơ thể cần

QL Tổng hợp (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/uong-nhieu-nuoc-lieu-co-tot-nhu-ban-nghi-d63809.html?demo