Kinh tế

Trường hợp nào có thể ủy quyền cho vợ nhận lương thay chồng?

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ năm 2021 đã bổ sung thêm quy định về việc ủy quyền cho người khác nhận lương.

Trường hợp nào có thể ủy quyền cho vợ nhận lương thay chồng?

Theo Khoản 1 Điều 94 của Bộ luật Lao động 2019, trong trường hợp người lao động không thể nhận lương trực tiếp thì người sử dụng lao động có thể trả lương cho người được người lao động ủy quyền hợp pháp.

Tuy nhiên, chỉ có thể ủy quyền cho người khác nhận lương trong trường hợp trong trường hợp bị ốm đau, tai nạn, đi công tác nước ngoài… hoặc lý do khác mà không thể nhận lương trực tiếp.

Nội dung mới này sẽ giúp tháo gỡ, khắc phục những hạn chế của Bộ luật Lao động 2012 - chỉ cho phép người lao động nhận tiền lương trực tiếp hoặc chuyển khoản, chưa cho phép ủy quyền cho người khác nhận lương.

Luật không quy định bắt buộc phải ủy quyền toàn bộ số lương nên người lao động có thể thực hiện trên một phần lương, phần còn lại vẫn trực tiếp nhận. Chẳng hạn, chồng đi công tác nước ngoài, hoặc đau ốm có thể ủy quyền cho vợ nhận lương hoặc một phần lương để chăm lo cho gia đình.

Ngoài ra, Điều 94 cũng quy định người sử dụng lao động không được hạn chế hoặc can thiệp vào quyền tự quyết chi tiêu lương của người lao động; không được ép buộc người lao động chi tiêu lương vào việc mua hàng hóa, sử dụng dịch vụ của người sử dụng lao động hoặc của đơn vị khác mà người sử dụng lao động chỉ định.

Theo Nhã Mi (Doanh Nghiệp & Tiếp Thị)

 




https://doanhnghieptiepthi.vn/truong-hop-nao-co-the-uy-quyen-cho-vo-nhan-luong-thay-chong-161210803150530166.htm