Gia đình

Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải nhớ 6 'nguyên tắc vàng' và 5 loại rau 'đại kỵ' để 'tránh rước họa vào thân'

Khi thời tiết chuyển lạnh, món lẩu luôn là sự chọn lựa hấp dẫn cho những buổi tụ họp gia đình hoặc liên hoan, gặp gỡ bạn bè. Tuy nhiên, bạn hãy lưu ý một trong những nguyên tắc sống còn khi ăn lẩu để bảo vệ sức khỏe cho gia đình

Từ lâu, món lẩu là món ăn ưa thích của rất nhiều người Việt, nhất là trong những ngày trời lạnh. Một nồi lẩu có thể là cái "cớ" để gia đình quây quần, hội tụ. Bạn có thể chọn đa dạng thực phẩm, có thể phục vụ nhu cầu và sở thích của nhiều người. 

Thế nhưng, món ăn tưởng chừng quen thuộc này lại có thể gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đối với sức khỏe như đau bụng, tiêu chảy, viêm túi mật. Nguyên nhân là do người ăn vẫn chưa biết cách ăn lẩu an toàn.

6 "nguyên tắc vàng" sau đây giúp bạn không lo hại tới sức khỏe mỗi khi ăn lẩu:

1. Nên ăn rau trước

Thông thường thực phẩm chính trong các món lẩu là các loại thịt. Nhưng xét từ góc độ sức khỏe chúng ta nên ăn rau trước rồi mới ăn thịt, tốt nhất nên ăn khoai tây và khoai lang trước. Lý do là trong khoai tây và khoai lang có chứa lượng lớn tinh bột có thể hình thành lớp bảo vệ trong dạ dày giúp tránh những thành phần gây kích thích như cay nóng trong lẩu gây tổn hại tới dạ dày.

Mặt khác trong khoai tây và khoai lang còn chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp cơ thể giảm hấp thụ các chất béo và cholesterol.

Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải nhớ 6 'nguyên tắc vàng' và 5 loại rau 'đại kỵ' để 'tránh rước họa vào thân'

2. Không nên ăn quá nóng

Khi ăn lẩu rất dễ khiến niêm mạc đường tiêu hóa bị bỏng. Nguyên nhân là do khoang miệng, thực quản và niêm mạc dạ dày của con người rất "mỏng manh". Thông thường chúng chỉ có thể chịu được nhiệt độ từ 50 – 600C.

Nếu thực phẩm quá nóng sẽ gây tổn thương tới niêm mạc đường tiêu hóa dẫn tới viêm thực quản. Cho nên khi gắp thực phẩm đang được nấu sôi từ trong nồi ra tuyệt đối không được ăn ngay. Tốt nhất nên để ra bát chờ cho nguội bớt rồi mới ăn.

3. Không nên ăn quá mặn

Nước dùng lẩu, nước chấm nên pha nhạt. Vì thực phẩm chính trong món lẩu là thịt nếu ăn quá mặn sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe đặc biệt là đối với những người bị huyết áp cao. Cho dù không bị huyết áp cao, nếu khẩu vị quá mặn cũng sẽ gây ảnh hưởng tới bộ phận cảm nhận vị giác.

Có thể dùng hành, dấm, tỏi, gừng để điều chỉnh mà không làm mất đi hương vị của món ăn.

4. Ghi nhớ nguyên tắc "ăn chín uống sôi"

Khi ăn lẩu do cảm giác ngon miệng nên thường gắp ăn liên tục trong khi thực phẩm mới chỉ chín 30 – 50%. Đó là cách ăn sai lầm.

Hải sản và thịt là hai thực phẩm đặc biệt phải được nấu chín rồi mới ăn, như vậy mới đảm bảo diệt hết ký sinh trùng và các vi khuẩn gây bệnh tồn tại trong thịt và hải sản. Nếu như bị nhiễm sẽ gây ra các triệu chứng như nôn mửa, tiêu chảy, đau bụng và sốt cao.

Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải nhớ 6 'nguyên tắc vàng' và 5 loại rau 'đại kỵ' để 'tránh rước họa vào thân' - 1

5. Không ăn lẩu và uống đồ lạnh cùng lúc

Nếu bạn ăn lẩu chua cay thường dễ toát mồ hôi khi ăn, nhiều người thường uống nước đá lạnh để giải tỏa cảm giác nóng trong người. Tuy nhiên, bạn có biết cách ăn này sẽ dễ gây hại cho đường ruột và dạ dày của ta. Bởi khi bạn ăn lẩu và uống nước đá sẽ kích thích dạ dày co bóp, gây giảm tiết dịch tiêu hóa đồng thời sẽ làm giảm lượng men tiêu hóa. Từ đó gây cản trở quá trình tiêu hóa của bạn.

6. Không nên kéo dài thời gian ăn

Do đặc điểm bản thân của món lẩu nên có người ăn lẩu rất lâu, thời gian ăn có khi kéo dài đến vài tiếng. Việc này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người ăn.

Thời gian ăn kéo dài sẽ khiến dịch tiêu hóa như dịch dạ dày, dịch mật, dịch tụy phải tiết ra liên tục khiến các cơ quan nội tạng không được nghỉ ngơi hợp lý dẫn đến chức năng dạ dày bị xáo trộn gây ra đau bụng, ỉa chảy. Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến các bệnh như viêm túi mật, viêm tuyến tụy.

5 loại rau tuyệt đối không nên dùng khi ăn lẩu

1. Mồng tơi không nên ăn với lẩu bò

Món rau mồng tơi không chỉ xào, nấu canh ngon mà khi dùng nhúng lẩu cũng có vị ngọt, rất dễ ăn. Tuy nhiên, mồng tơi chỉ nên ăn cùng hải sản, riêu cua thường sử dụng mồng tơi ăn kèm sẽ rất hợp vị. Ngược lại, nếu bạn nấu lẩu bò thì đừng nên thêm mồng tơi vào rau ăn lẩu.

Bởi mồng tơi khi ăn cùng thịt bò rất dễ khiến bạn bị đau bụng, nhẹ thì đầy bụng, khó tiêu nặng có thể gây ra táo bón.

Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải nhớ 6 'nguyên tắc vàng' và 5 loại rau 'đại kỵ' để 'tránh rước họa vào thân' - 2

2. Giá đỗ không ăn cùng lẩu riêu cua bò

Giá đỗ cũng là loại rau ngon, giải nhiệt cho cơ thể vô cùng tốt. Món giá đỗ rất thông dụng trong các món xào, nấu canh và ăn sống. Giá đỗ lại nhanh chín nên để nhúng lẩu dường như là lựa chọn tuyệt vời. Nhưng với lẩu riêu cua, bạn không nên dùng giá đỗ để nhúng kèm bởi nó tiềm ẩn nguy cơ gây ngộ độc rất cao.

Lý do là do giá đỗ được nảy mầm trong nhiệt độ 30-35 độ C. Vì vậy trong giá đỗ có rất nhiều vi sinh vật, nếu không được rửa sạch đã ăn sống hoặc chỉ chần trong nước lẩu, sẽ rất dễ gây ách bụng, khó chịu.

3. Rau kinh giới kỵ ăn chung với lẩu gà

Theo y học cổ truyền món rau kinh giới có tính cay nóng, tân tán còn thịt gà lại thuộc phong mộc, có tính can ôn, nếu ăn chung kinh giới với thịt gà thì hai loại thực phẩm tương khắc này có thể khiến bạn chóng mặt, ù tai thậm chí run rẩy toàn thân, ngứa ngáy khó chịu. Nếu muốn cho kinh giới vào ăn lẩu, hãy kết hợp với các loại thịt, hải sản khác không phải gà.

Nhưng riêng với món lẩu gà, bạn nên ăn cùng bắp chuối, rau đắng, rau muống, bông súng, nấm tươi, ngải cứu là hợp vị nhất. Tuy nhiên, rau ngải cứu khi đã bỏ chung vào nồi lẩu gà cũng không nên cho phụ nữ có thai ăn, bởi dễ gây sảy thai.

4. Cà chua, khoai lang và khoai tây với lẩu hải sản

Khi ăn lẩu người ta hay cho cà chua, khoai lang, khoai tây là những món được nhiều người cho vào lẩu để tạo màu sắc đẹp, tạo vị cho nước lẩu một cách tự nhiên, không cần đến các gia vị tổng hợp khác. Thế nhưng, 3 loại của quả này lại là tối kỵ cho lẩu hải sản bởi khi ăn cùng nhau, bạn sẽ dễ bị khó tiêu, đau bụng và rối loạn tiêu hóa.

Trời lạnh, ăn lẩu nhất định phải nhớ 6 'nguyên tắc vàng' và 5 loại rau 'đại kỵ' để 'tránh rước họa vào thân' - 3

5. Nấm lạ không ăn cùng lẩu

Nấm thường được mọi người dùng để ăn lẩu vì có vị giòn ngon, mùi thơm đặc trưng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, chỉ nên dùng các loại nấm quen thuộc để nhúng như kim châm, đùi gà, thủy tinh, nấm hải sản, nấm rơm… không hái nấm lạ về dùng trong bữa ăn cho gia đình. Với những loại nấm lạ không rõ nguồn gốc dễ gây ngộ độc rất nguy hiểm.

Lưu ý khi chọn rau nhúng lẩu

- Nên chọn những loại rau lành tính như rau muống, rau cải để kết hợp với lẩu.

- Nếu là lẩu gà thì nên ăn cùng rau ngải cứu, rau cải xanh, rau muống, bắp chuối, nấm...

- Lẩu riêu cua nên ăn kèm rau chuối, hoa chuối thái mỏng, rau muống chẻ, các loại rau sống và rau ăn khác.

- Lẩu vịt thì nên chọn rau muống đã bỏ bớt lá và rau ngổ.

- Lẩu bò sẽ ngon và bổ hơn khi sử dụng rau cần, hành tây, khoai môn... ăn kèm.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/troi-lanh-an-lau-nhat-inh-phai-nho-6-nguyen-tac-vang-va-5-loai-rau-ai-ky-e-tranh-ruoc-hoa-vao-than-a361526.html