Gia đình

Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

Các bác sĩ cảnh báo rằng tỉ lệ trẻ mắc bệnh tiểu đường mấy năm gần đây đã không ngừng tăng lên. Nhiều trẻ trong số đó phải nhập viện tiêm hàng ngày. Những dấu hiệu bệnh cần biết.

Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám

Tỉ lệ trẻ em mắc bệnh tiểu đường đang tăng cao, nhiều trẻ đã phải tiêm thuốc hàng ngày

Theo thông tin đăng trên Tân Hoa Xã (TQ), dẫn thông tin từ Bệnh viện Não tỉnh Hồ Nam và Bệnh viện Nhi đồng Hồ Nam (TQ) rằng trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ trong số những em bế nhập viện đã phải tiêm insulin mỗi ngày, điều này thật đáng sợ.

Các chuyên gia khuyên rằng, một trong những nguyên nhân lớn nhất nhưng nhiều người chủ quan nhất chính là chế độ ăn uống thiếu lành mạnh của trẻ vẫn được các phụ huynh duy trì và thiếu sự cân nhắc cẩn thận.

Lời khuyên dành cho các bậc phụ huynh và người trực tiếp chăm sóc trẻ là không nên cho trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo, phải giữ được sự cân bằng dinh dưỡng, không cho trẻ ăn quá nhiều và không cho trẻ uống quá nhiều đồ uống có đường.

Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám - 1

Theo chuyên gia Hoàng Hiểu Tùng, giám đốc Khoa Thần kinh, Bệnh viện Nhân dân Số 2 tỉnh Hồ Nam (TQ) cho biết, bệnh tiểu đường là một bệnh nội tiết và chuyển hóa do không đủ bài tiết insulin.

Bệnh tiểu đường ở trẻ em chủ yếu là bệnh tiểu đường loại 1. Trong những năm gần đây, số trẻ em mắc bệnh tiểu đường nhập viện đã tăng lên, và một số trẻ em đi kèm với một loạt các bệnh mãn tính như tăng huyết áp…

Một số trẻ không kiểm soát được lượng đường trong máu, huyết áp và cuối cùng là nhồi máu não. Sau khi điều trị, chúng vẫn để lại di chứng như liệt nửa người và các nguy cơ rủi ro khác.

Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám - 2
Dấu hiệu để phòng bệnh sớm cho trẻ là việc cha mẹ bắt buộc phải chú ý

Bác sĩ Tùng nhắc nhở rằng, hiện nay đối tượng trẻ em và thanh thiếu niên đã trở thành vấn đề sức khỏe cộng đồng rất lớn vì tỷ lệ béo phì đang gia tăng.

Nếu con bạn có các triệu chứng như buồn nôn, nôn, nhức đầu, mệt mỏi, đổ mồ hôi quá nhiều, run rẩy, nhịp tim nhanh, thờ ơ trong ý thức về mọi việc diễn ra xung quanh và thấp còi, bạn nên đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.

Nếu kiểm soát lượng đường trong máu của trẻ không tốt, nó dễ bị biến chứng sang các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như trẻ sẽ có nguy cơ mắc bệnh võng mạc và bệnh thận ở tuổi trưởng thành.

Bệnh tiểu đường là một trong những căn bệnh tấn công trẻ nhiều nhất và không thể đảo ngược, không thể điều trị triệt để nếu các bậc cha mẹ không sớm thay đổi thói quen ăn uống và lối sống cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ.

Trẻ em bị tiểu đường cũng giống như người lớn mắc bệnh, rất khó khăn trong điều trị và sinh hoạt vì phải thường xuyên theo dõi lượng đường trong máu và uống thuốc một cách khoa học.

Những trẻ đã bị nặng đến mức phải tiêm insulin thì nên được tiêm insulin đúng giờ.

Các chuyên gia nhắc nhở, các bậc cha mẹ không nên cho trẻ ăn quá nhiều, nên tránh tăng lượng thực phẩm chứa dầu mỡ cho trẻ quá nhiều.

Trẻ mắc tiểu đường tăng cao, nhiều bé phải tiêm hàng ngày: Dấu hiệu cần đưa trẻ đi khám - 3

Nên nhớ cho trẻ ăn thực phẩm tươi, tránh ăn quá nhiều muối, tránh ăn quá nhiều dưa chua, thịt xông khói, trứng muối, thực phẩm đóng hộp, chế biến sẵn và những thực phẩm thuộc nhóm thiếu lành mạnh.

Ngoài ra, các bậc cha mẹ cần nhớ cho trẻ tích cực tham gia tập thể dục, thực hiện các hoạt động ngoài trời, duy trì chế độ ăn uống cân bằng, tránh béo phì là cách đơn giản nhất để không làm tăng nguy cơ mắc bệnh.

*Theo Health/Tân hoa xã (TQ)

Theo Vân Hồng (Soha/Trí Thức Trực Tuyến)