Gia đình

Tận mắt thấy cảnh bác sĩ 'lùa bắt' giun trong mắt người, từ bé 5 tháng tuổi đến ông lão 60 tuổi

Một bệnh nhân nữ người Cao Bằng cảm thấy mắt bị cộm, ngứa, đỏ và đau nên đã đến phòng khám địa phương để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện trong mắt bệnh nhân có rất nhiều sinh vật nhỏ màu đen đang di chuyển.

Người phụ nữ có giun trong mắt vì thói quen tắm giặt ở suối

Mới đây, tờ Dailymail của Anh đã đăng tải đoạn video ghi lại cảnh bác sĩ gắp giun trong mắt của một người phụ nữ dấu tên tại Cao Bằng.

Cận cảnh quá trình gắp giun khỏi mắt bệnh nhên nữ tại Cao Bằng.

Theo đó, bệnh nhân nữ cảm thấy mắt bị cộm, ngứa, đỏ và đau nên đã đến phòng khám địa phương để kiểm tra. Tại đây, các bác sĩ đã phát hiện trong mắt bệnh nhân có rất nhiều sinh vật nhỏ màu đen đang di chuyển.

Để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân, bác sĩ đã dùng que mềm "lùa bắt" từng con giun trong mắt rồi thả chúng vào bát. Hơn chục con giun nhỏ đã được gắp ra, con lớn nhất có kích thước khoảng 5cm. Khi thả vào bát nước, những con giun này vẫn còn ngoe nguẩy.

Theo lời bệnh nhân, bà có thói quen tắm và giặt ở suối từ lâu, có lẽ đây là thói quen khiến giun chui vào mắt mà không hay biết.

 

Tận mắt thấy cảnh bác sĩ 'lùa bắt' giun trong mắt người, từ bé 5 tháng tuổi đến ông lão 60 tuổi

Tận mắt thấy cảnh bác sĩ 'lùa bắt' giun trong mắt người, từ bé 5 tháng tuổi đến ông lão 60 tuổi - 1
Những con giun được lấy ra từ mắt nạn nhân vẫn còn ngoe nguẩy trong bát.

Giun tròn, giun đũa chó mèo thường xuất hiện trong phân của chó, mèo…. Thông qua đường ăn uống hay tắm rửa lại các nguồn nước không đảm bảo như song, suối, ao hồ, các ấu trùng của loài giụn này đã xâm nhập và ký sinh trong nhiều bộ phận của cơ thể. Theo thời gian, chúng xâm nhập lên mắt và phát triển thành giun ở túi kết mạc.

Khi giun ở trong mắt sẽ gây ra viêm, chảy nước mắt, cộm ngứa. Nặng hơn có thể khiến người bệnh bị viêm kết mạc, sợ ánh sáng thậm chí là mù lòa. Theo các bác sĩ, để tránh nhiễm các loại giun sán nói chung, chúng ta cần đảm bảo việc ăn chín, uống sôi, vệ sinh tay sạch sẽ trước khi ăn…

Đoạn clip bác sĩ gắp giun khỏi mắt bệnh nhân trên chắc hẳn sẽ khiến nhiều người phải rùng mình khiếp sợ. Trong thực tế, trường hợp của bệnh nhân Cao Bằng này không phải là duy nhân bởi trước đây cũng từng có những nạn nhân rơi vào hoàn cảnh tương tự.

Bác sĩ "căng não" gắp 11 con giun lúc nhúc trong mắt bé trai 5 tháng tuổi

Khoảng 1 năm về trước, nhiều người đã được phen "khiếp vía" khi xem đoạn clip bác sĩ gắp giun trong mắt cậu bé Dong Dong, 5 tháng tuổi (Thiểm Tây, Trung Quốc).

Tận mắt thấy cảnh bác sĩ 'lùa bắt' giun trong mắt người, từ bé 5 tháng tuổi đến ông lão 60 tuổi - 2
Bác sĩ gắp giun trong mắt cậu bé Dong Dong, 5 tháng tuổi.

Cậu bé đến viện trong tình trạng khó chịu dữ dội. Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện trong mắt bé trai này có rất nhiều giun đang bò lúc nhúc.

Phải mất tới 21 phút, các bác sĩ mới gắp được hết 11 con giun trong nhãn cầu và dưới mi mắt bé. Được biết, cậu bé này bị nhiễm giun đũa chó mèo (thuộc ngành giun tròn), thường sống ký sinh trên vật chủ chó, mèo và người. Mẹ cậu bé cho rằng rất có thể cậu bé đã lây nhiễm khi chơi với thú cưng nhà hàng xóm.

Bác sĩ "rùng mình" gắp giun dài 15cm ngoe nguẩy trong mắt ông lão 60 tuổi

Nam bệnh nhân này 60 tuổi (sống tại bang Karnataka, Ấn Độ), do thường xuyên cảm thấy đua và ngứa ngáy, ông đã đến một trung tâm y tế ở thị trấn Kundapur để khám mắt.

Trực tiếp khám cho bệnh nhân, BS Srikanth Shetty vô cùng kinh ngạc khi phát hiện bên trong nhãn cầu phải bệnh nhân có một con giun màu trắng đang sống ngoe nguẩy. Khi gắp ra, con giun dài tới 15cm, được xác định thuộc họ Wuchereria Bancrofti (giun chỉ).

Bác sĩ gắp giun dài 15cm trong mắt ông lão 60 tuổi.

Kết quả xét nghiệm cho thấy máu bệnh nhân vẫn còn ký sinh trùng nên bác sĩ chri định tiếp tục dùng thuốc. Theo bác sĩ Shetty, nếu bệnh nhân nam này đến viện muộn hơn một thời gian nữa thì có thể mất thị lực vĩnh viễn.

Tận mắt thấy cảnh bác sĩ 'lùa bắt' giun trong mắt người, từ bé 5 tháng tuổi đến ông lão 60 tuổi - 3

Được biết, Wuchereria Bancrofti là loại giun ký sinh ở người, là nguyên nhân gây ra bệnh giun chỉ bạch huyết, xâm nhập vào người qua đường muỗi đốt. Khi vào cơ thể, ấu trùng sẽ di chuyển từ mạch máu vào hệ bạch huyết và thành giun trưởng thành sau khoảng 1 năm.

Những lưu ý quan trọng để phòng ngừa nhiễm giun sán:

- Ăn chín uống sôi, không ăn đồ nấu chưa chín, ôi thiu. Cần rửa thực phẩm dưới vòi nước sạch.

- Cần tập thói quen tẩy giun định kỳ cho cả gia đình tối thiểu 6 tháng một lần (ít nhất 2 lần trong năm).

- Giữ vệ sinh cá nhân, rửa tay trước khi ăn và sau khi đi đại tiện, không nghịch bẩn, thường xuyên tắm rửa, không đi chân đất, không để trẻ bò lê la dưới đất.

- Cắt móng tay, đi dép thường xuyên, bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất.

 - Cắt đứt nguồn nhiễm, điều trị người nhiễm.

- Tăng cường vệ sinh môi trường, giữ gìn nhà ở, vườn tược sạch sẽ. Quản lý chặt chẽ phân nước rác. 

- Không dùng phân tươi chưa ủ kỹ bón ruộng. Không để ruồi nhặng bậu vào thức ăn. Không để chó, lợn, gà... tha phân gây ô nhiễm môi trường.

- Từ bỏ sở thích tắm sông suối vì nguồn nước tự nhiên đang bị ôi nhiễm nghiêm trọng, việc bị côn trùng, đỉa và các sinh vật dưới nước chui vào cơ thể là rất lớn. 

Theo Đỗ Đỗ (Trí Thức Trẻ)