Gia đình

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới?

Nổi tiếng là một quốc gia sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 87,26 tuổi đối với nữ và 81,9 tuổi đối với nam, nhưng điều kỳ lạ là người dân Nhật Bản phần lớn không thích thể thao.

Mỗi khi nhắc đến Nhật Bản , nhiều người thường bày tỏ sự ngưỡng mộ trước ý thức sống, những nét văn hóa lâu đời mà chỉ Nhật Bản mới có. Tuy nhiên, người Nhật không phải lúc nào cũng "chuẩn". Nổi tiếng là một quốc gia sống thọ nhất thế giới với tuổi thọ trung bình là 87,26 tuổi đối với nữ và 81,9 tuổi đối với nam, nhưng điều kỳ lạ là người dân nước này phần lớn không thích thể thao.

Khi tạp chí y khoa "The Lancet" thực hiện một cuộc khảo sát xem quốc gia nào ít hoạt động thể thao nhất, Nhật Bản đứng số 11, trong đó có hơn 60% người dân nước này chỉ hoạt động thể thao ở dưới mức trung bình. Quốc gia yêu thể thao nhất thế giới là Hoa Kỳ với hơn 40% người dân nước này có mức độ tham gia tích cực vào các môn thể thao.

Vậy tại sao người Nhật không thích thể thao mà tuổi thọ lại đứng top 1 trên thế giới? Câu trả lời là: Họ có thói quen sống vô cùng độc đáo mà không một quốc gia nào có được.

1. Ăn nhiều món mỗi ngày nhưng tất cả đều có lượng calo thấp

"Ăn 30 loại nguyên liệu mỗi ngày" là lời khuyến cáo của Bộ Y tế Nhật Bản đưa ra trong bản "Hướng dẫn về chế độ ăn uống lành mạnh" năm 1985.

Cũng từ đó, khái niệm "Ăn 30 loại nguyên liệu mỗi ngày" đã lan truyền rất rộng rãi ở Nhật Bản, nhiều bà nội trợ đã áp dụng nguyên tắc này để xây dựng một chế độ ăn uống đầy đủ cho cả gia đình.

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới?

Thông thường, một gia đình Nhật Bản thường ăn: Sashimi hoặc cá nướng, cá luộc, kèm với đậu phụ lạnh, các món canh, kết hợp chung là cơm với súp miso, dưa chua, tảo bẹ, tía tô... Đây đều là những thực phẩm đa dạng về dinh dưỡng, chứa nhiều protein nhưng lại ít chất béo.

2. Chỉ ăn no đến 8 phần

Nhật Bản cũng rất ủng hộ nguyên tắc "chỉ ăn no đến 8 phần" bởi việc ăn quá no sẽ gây tổn hại đến cơ thể, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, thậm chí gây bệnh tiểu đường, béo phì, mỡ máu... Chính vì vậy, người Nhật thường sử dụng nhiều bộ đồ ăn đẹp mắt để đựng thức ăn nhưng khi ăn họ nhai rất chậm rãi và sẽ ngừng ngay khi cảm thấy no lưng chừng.

3. Rất cầu kỳ trong bữa sáng

Trong văn hóa Nhật Bản, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày, vì vậy người Nhật luôn chuẩn bị những bữa sáng phong phú và lành mạnh. Khoa học hiện nay đã chứng minh rằng bữa sáng không chỉ quan trọng nhất đối với sức khỏe mà còn giúp nâng cao năng lượng cho cả một ngày dài.

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới? - 1
Trong văn hóa Nhật Bản, bữa sáng là bữa ăn quan trọng nhất trong ngày

4. Chủ yếu ăn sống hoặc hấp thực phẩm

Ở Nhật Bản, bạn khó có thể nhìn thấy khói trong bếp bởi vì chủ yếu phương pháp nấu ăn của người Nhật là ăn sống hoặc hấp.

Ngoài ra, chế độ ăn uống của người Nhật thường có ít dầu, ít muối và ít gia vị hơn. Nguyên tắc ăn uống của họ là giữ nguyên hương vị của các nguyên liệu càng nhiều càng tốt. Ngoài ra, ẩm thực Nhật Bản hiếm khi sử dụng các phương pháp nấu ăn như chiên và nướng - các phương pháp nấu ăn được chứng minh làm gia tăng ung thư .

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới? - 2
Chủ yếu phương pháp nấu ăn của người Nhật là ăn sống hoặc hấp

Ngược lại, phương pháp hấp, luộc thức ăn có thể cung cấp cellulose, vitamin, khoáng chất và các hoạt chất khác phong phú nhất, như vậy người Nhật vừa nạp dinh dưỡng lại phòng chống các chất gây ung thư hiệu quả, có ý nghĩa rất lớn đối với sức khỏe và tuổi thọ.

5. Yêu hải sản, ăn nhiều cá hơn cơm

Nhật Bản được bao quanh bởi biển và mỗi bữa ăn của họ đều có hải sản tươi sống. Ước tính, mỗi người dân Nhật Bản ăn hơn 100kg cá mỗi năm - nhiều hơn cả mức tiêu thụ gạo, đồng thời đây cũng là quốc gia tiêu thụ hải sản lớn nhất thế giới.

Bạch tuộc, mực, tôm, cua, cá thu, hàu và các loại hải sản khác rất giàu axit amin và taurine, có thể làm giảm cholesterol trong máu và giảm chất béo trung tính.

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới? - 3
Ước tính, mỗi người dân Nhật Bản ăn hơn 100kg cá mỗi năm

Ngoài ra, người Nhật thường ăn thực phẩm kèm rong biển, đây là món ăn giàu các nguyên tố vi lượng khác nhau như protein, chất béo, carbohydrate, chất xơ, canxi, phốt pho, sắt, carotene, niacin và iốt. Rong biển không chỉ là thực phẩm mà còn được coi là một phương pháp ăn uống có tác dụng chữa trị và nâng cao sức khỏe.

6. Thích đi bộ và đi xe đạp

So với nhiều quốc gia phương Tây, người Nhật thích đi bộ hoặc đi xe đạp hơn.

Ở một đất nước có mật độ dân số cao nhất thế giới, các cửa hàng, trường học, của Nhật Bản thường khá đa dạng. Chỉ cần đạp xe trong vòng năm đến mười phút, bạn có thể tìm thấy siêu thị, nhà trẻ, trường học ở mọi nơi để giải quyết nhu cầu của mình.

Đối với nhân viên văn phòng Nhật Bản, họ dành nhiều thời gian hơn để đi lại mỗi ngày, trung bình nhân viên văn phòng dành một hoặc hai giờ mỗi ngày để đi bộ, đi xe điện và đi xe đạp.

Đặc biệt, nhiều người Nhật rất thích phương pháp "đi bộ 10.000 bước mỗi ngày" và một số nghiên cứu cho rằng đây cũng là một trong những yếu tố quyết định tuổi thọ trung bình của người dân Nhật Bản.

7. Không bao giờ đặt toilet chung với nhà tắm

Tuổi thọ của người Nhật cũng liên quan rất nhiều đến cách giữ gìn sức khỏe khác nhau. Nhật là quốc gia yêu thích chuyện tắm rửa nhất thế giới, và họ không ngừng đổi mới trong phương pháp tắm, như tắm rượu gạo, tắm hoa, tắm táo... Những phương pháp tắm mới này không chỉ làm sạch cơ thể, mà còn có tác dụng ngăn ngừa và chữa một số bệnh và thư giãn căng thẳng.

Tại sao người Nhật không thích tập thể dục nhưng tuổi thọ vẫn luôn đứng top 1 thế giới? - 4

Ngoài ra, một trong những điểm đặc biệt trong chuyện tắm rửa ở Nhật đó là nhà tắm và nhà vệ sinh thường được xây tách biệt. Nguyên nhân bởi người Nhật luôn quan niệm nhà tắm không chỉ là nơi vệ sinh cá nhân mà còn là "chốn thiên đường", phải thật sự thơm tho, ấm áp và tiện nghi để tiện cho việc thư giãn, phục hồi thể chất. Trong khi ấy, toilet là nơi để bài tiết, chứa nhiều vi khuẩn. Sự khác biệt này khiến họ quyết định xây tách biệt nhau.

Theo Đỗ Đỗ (Phụ Nữ Việt Nam) 




https://phunuvietnam.vn/tai-sao-nguoi-nhat-it-khi-tap-the-duc-nhung-tuoi-tho-van-luon-dung-top-1-the-gioi-ly-do-han-se-khien-nhieu-nguoi-muon-thay-doi-ngay-222020177171936971.htm