Gia đình

Phần bọt nổi lên khi luộc thịt hay hầm xương là tinh chất hay là chất bẩn? 85% mọi người hiểu sai

Trong quá trình luộc thịt, nước sẽ bị sủi bọt rồi có lớp đục màu trắng nổi lên. Đại đa số mọi người vẫn cứ mặc định, bọt nổi lên là do thịt bẩn hoặc thịt có hóa chất, cần vớt bỏ hết lớp bọt đi mới yên tâm. Vậy quan niệm này là đúng hay sai?.

Muốn biết bọt xuất hiện khi nấu thịt là chất bẩn hay là gì trước tiên chúng ta nên tìm hiểu bọt xuất hiện như thế nào? Theo các chuyên gia lý giải, lớp bọt này được hình thành khi miếng thịt gặp nhiệt độ cao do máu, cặn bã và protein đọng lại trong mao mạch của thịt. Và các loại thịt khác nhau thì màu sắc và lượng bọt xuất hiện cũng khác nhau.

Phần bọt nổi lên khi luộc thịt hay hầm xương là tinh chất hay là chất bẩn?
Phần bọt nổi lên khi luộc thịt hay hầm xương là tinh chất hay là chất bẩn?

Cho dù luộc thịt hay hầm xương thì sau khi nước đun sôi sẽ xuất hiện có bọt đỏ và đen trên bề mặt, trông rất bẩn. Thực chất đây là nước máu thừa và một số chất béo, tạp chất của thịt. Tuy bọt này có thể ăn được mà không cần vớt ra nhưng loại bọt này sẽ ảnh hưởng đến mùi vị của thịt hầm, khi hầm thịt sẽ có mùi tanh hôi do đó phải loại bỏ bọt này.

Đun thêm một lúc, bọt khí lại xuất hiện. Bạn nên giữ lại loại bọt này vì nó chứa đạm, chất béo và các thành phần dinh dưỡng hòa tan trong chất béo như vitamin tan trong chất béo: Vitamin A, D, E, K., nếu bỏ đi thì rất lãng phí dinh dưỡng. Nếu cố vớt bỏ chúng đi cho đến khi nồi nước hầm trong veo thì mùi vị của món hầm bị giảm đi rất nhiều. Cũng vì thế mà hương vị và giá trị dinh dưỡng riêng của món thịt hầm cũng mất đáng kể.

phần bọt nổi lên, luộc thit, hầm xương, món ăn mỗi ngày

Vì vậy, khi luộc thịt hay hầm xương chỉ cần nhớ, nên phân biệt loại bọt xuất hiện trên bề mặt của nồi thịt để xử lý. Lớp bọt đầu tiên có màu đỏ đen hoặc nâu xỉn trông rất bẩn. Lớp bọt này nên bỏ đi. Ngay sau khi hớt bỏ lớp bọt bẩn sẽ xuất hiện lớp bọt màu trắng nhỏ, là chất béo, đạm và dinh dưỡng vì thế nên giữ lại nhé

Cách luộc thịt/ hầm xương để đảm bảo có nước trong, ngọt

- Đầu tiên, bạn cần lựa chọn thịt/xương cẩn thận và đảm bảo chất lượng. Sau đó, ngâm trong nước muối nhạt nửa tiếng, để làm sạch phần máu đọng. Sau khi ngâm nước muối, rửa lại nhiều lần rồi trần qua nước sôi với một vài lát gừng để khử mùi cũng như các chất bẩn bám trên xương.

phần bọt nổi lên, luộc thit, hầm xương, món ăn mỗi ngày

Tiếp theo, bạn vớt xương ra ngâm vào nồi nước lạnh. Còn phần nước luộc lần đầu nên bỏ vì nó có mùi hôi, không được thơm ngon.

- Bắc nồi nước ngâm xương lên bếp, đun với lửa to cho đến khi sôi rồi hạ lửa ngay xuống để nước liu riu. Không đun quá lớn liên tục để tránh làm nước dùng bị trào hay chua, đục.

Lưu ý:

- Từ khi nước sôi, bạn nên mở nắp nồi để tránh làm nước bị đục. Đồng thời, chú ý đun thật nhỏ lửa để xương từ từ tiết ra các chất ngọt làm nước dịu và ngon.

phần bọt nổi lên, luộc thit, hầm xương, món ăn mỗi ngày

- Cho vào nồi nước hầm một vài củ hành nướng, một lát gừng nướng. Đây chính là mẹo nhỏ giúp loại bỏ mùi hôi từ trong xương.

- Nêm nước hầm xương với muối trắng hoặc bột canh. Tuyệt đối không sử dụng hạt nêm, đặc tính của hạt nêm thường khiến nước bị đục, giảm đi độ thơm ngon.

Theo Dương Huyền (Công Lý & Xã Hội)

 




https://conglyxahoi.net.vn/van-hoa/giai-tri/phan-bot-noi-len-khi-luoc-thit-hay-ham-xuong-la-tinh-chat-hay-la-chat-ban-85-moi-nguoi-hieu-sai-102577.html