Gia đình

Nữ sinh 15 tuổi có cột sống cong hình chữ S, tay dài tay ngắn, chân không bằng nhau vì thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ

Ngồi sai tư thế hoặc thường xuyên mang vác vật nặng, đeo túi lệch về 1 bên đều có thể gây cong vẹo cột sống nghiêm trọng.

Theo thông tin trên Pháp Luật & Bạn Đọc, Amy năm nay 15 tuổi, đang sống cùng bố mẹ và theo học tại 1 trường Trung học phổ thông có tiếng tại Hồng Kông. Gần đây, cô thường xuyên than thở với mẹ rằng thấy lưng của mình hay đau nhức, tê tay nhẹ.

Lúc đầu, cho rằng đó là vì con mình quá bận học, lười tập thể dục lại không ngủ đủ giấc, hay nằm dài xem điện thoại nên mẹ Amy không để tâm lắm. Tuy nhiên, sau khi được giáo viên thể dục phản ánh rằng Amy không thể thực hiện 1 số động tác gập người, khi chạy có cảm giác 2 chân không bằng nhau thì bà vội vã đưa con đến bệnh viện kiểm tra.

Chụp X-quang phát hiện Amy bị cong vẹo cột sống 15 độ hình chữ S. Chân trái dài hơn chân phải 1 chút, tay phải cũng ngắn hơn tay trái, vùng xương sườn và xương chậu biến dạng nhẹ.

Nữ sinh 15 tuổi có cột sống cong hình chữ S, tay dài tay ngắn, chân không bằng nhau vì thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ
Ảnh minh họa

Mẹ Amy vừa hoảng hốt vừa xót xa, hối hận vì đã không quan tâm đến sức khỏe của con và cho cô đi thăm khám sớm hơn. Bà cho biết bản thân mình cũng bị cong vẹo cột sống ở mức độ rất nhẹ, nên nghi ngờ Amy bị di truyền. Tuy nhiên, bác sĩ chỉ ra rằng chính thói quen hàng ngày mới là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh của cô.

Hóa ra, để phục vụ cho việc học nên ngày nào Amy cũng phải mang laptop đến trường. Bên cạnh đó, cô cũng phải mang theo nhiều loại sách, tài liệu học tập và từ điển mỗi ngày.

Trọng lượng của chúng gây áp lực rất nhiều cho kết cấu xương đang trong tuổi dậy thì của Amy. Hơn nữa, thay vì đeo laptop và cặp xách bằng balo sau lưng thì cô thích những chiếc túi đeo chéo hơn. Ngay cả với balo cô cũng thường đeo lệch về 1 bên, bởi vì cô cho rằng cách đeo này trông sành điệu hơn.

Ngoài ra, khi sử dụng laptop, Amy có thói quen ngồi vắt chéo chân hoặc gù lưng và cúi thấp đầu, rướn cổ về phía trước để nhìn rõ màn hình hơn. Mẹ cô kể lại, cũng giống như rất nhiều cô gái cùng tuổi khác, Amy rất thích chơi game hoặc lướt mạng xã hội hàng giờ mỗi ngày.

Nữ sinh 15 tuổi có cột sống cong hình chữ S, tay dài tay ngắn, chân không bằng nhau vì thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ - 1

Những ngày cuối tuần, cô sẽ nằm sấp trên ghế sofa hoặc trên giường để đọc sách hoặc nghịch điện thoại. Dù mẹ đã nhắc nhở nhiều lần nhưng Amy vẫn không chịu thay đổi, cô cho biết nằm như vậy bớt đau lưng và khiến tinh thần cô thoải mái hơn.

Chính những thói quen trên trong thời gian dài đã gây ra chứng cong vẹo cột sống và xương tay, chân bất thường ở Amy. Sau khi thực hiện nắn chỉnh cột sống, cô đang được điều trị ngoại trú 2 - 3 buổi mỗi tuần kết hợp với tập luyện tại nhà.

Liên quan tới sự việc, chia sẻ trên Vietnam+, Phó giáo sư Đinh Ngọc Sơn, Trưởng khoa Phẫu thuật Cột sống, BV Việt Đức chỉ rõ gù cột sống có thể ảnh hưởng đến bệnh nhân ở mọi lứa tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này thường gặp ở tuổi thanh niên-thời kỳ xương phát triển nhanh chóng.

Gù cột sống có thể khác nhau về mức độ nghiêm trọng, đường cong càng lớn, tình trạng bệnh càng nghiêm trọng. Những đường cong nhẹ hơn có thể gây đau lưng nhẹ hoặc không có triệu chứng gì. Những đường cong nghiêm trọng hơn có thể gây ra biến dạng cột sống đáng kể như một cái bướu trên lưng bệnh nhân.

Nữ sinh 15 tuổi có cột sống cong hình chữ S, tay dài tay ngắn, chân không bằng nhau vì thói quen hàng ngày của nhiều bạn trẻ - 2
Phó giáo sư Đinh Ngọc Sơn phân tích về bệnh gù vẹo cột sống. 

Theo các chuyên gia, nhóm nguyên nhân lớn gây bệnh vẹo cột sống trẻ em gồm: Tự phát, không có nguyên nhân rõ ràng, thường xuất hiện khi trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn dậy thì; trẻ mắc các dị tật bẩm sinh của cột sống…Những người bị vẹo cột sống với các biểu hiện như vai hoặc eo của người bệnh mất cân xứng, hai vai không cân bằng, vai cao vai thấp, lưng gồ một bên, bên còn lại lõm xuống...

Bệnh lý gù cột sống cũng hay gặp ở tuổi thanh thiếu niên. Nếu không chữa trị kịp thời đặc biệt với bệnh gù vẹo cột sống khởi phát sớm (trước 10 tuổi), về lâu dài sẽ gây biến dạng nặng cột sống và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của các cơ quan nội tạng khác như phổi, lồng ngực, gây ra thiểu sản lồng ngực, phế nang, gây suy hô hấp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng các cháu. Nếu nhẹ hơn bệnh có thể gây ảnh hưởng thẩm mỹ, khiến người bệnh tự ti, ảnh hưởng đến phát triển tâm sinh lý của trẻ.

Các bác sỹ cũng lưu ý khi cha mẹ, người thân của trẻ nắm bắt được cách phát hiện những thay đổi bất thường trong hình dáng, cột sống của trẻ, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở chuyên khoa để khám và điều tri kịp thời. Việc điều trị kịp thời sẽ giúp trẻ ngăn chặn vẹo tiến triển nặng hơn, ngăn chặn được những ca phẫu thuật không đáng có và thay đổi toàn bộ chất lượng cuộc sống của trẻ.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/nu-sinh-15-tuoi-co-cot-song-cong-hinh-chu-s-tay-dai-tay-ngan-chan-khong-bang-nhau-vi-thoi-quen-hang-ngay-cua-nhieu-ban-tre-tintuc806604