Gia đình

Những lưu ý trong ăn uống để phòng dịch bệnh

Bữa ăn đa dạng và cân bằng các nhóm thực phẩm; nhiều rau củ quả, bổ sung vi chất; ăn chín, uống sôi... giúp cơ thể tăng đề kháng, phòng bệnh.

Theo các bác sĩ, dinh dưỡng có vai trò cốt lõi giúp bảo vệ sức khỏe. Muốn có sức khỏe tốt để phòng tránh bệnh tật cần đảm bảo thói quen, chế độ ăn uống khoa học. Trong phòng và điều trị viêm phổi cấp do virus Covid-19, dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Khi hệ miễn dịch - sức đề kháng và thể trạng cơ thể tốt, việc phòng chống căn bệnh này hiệu quả hơn.

Dưới đây là những điều cần những lưu ý trong ăn uống để phòng virus Covid-19 nói riêng và các bệnh khác nói chung, theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng.

Đa dạng và cân bằng các nhóm thực phẩm

Không có thực phẩm nào hoàn hảo và chứa đủ các chất dinh dưỡng cần thiết theo nhu cầu cơ thể. Nên phối hợp khoảng 15-20 loại thực phẩm khi xây dựng khẩu phần hàng ngày. Để đảm bảo thực phẩm đa dạng và bữa ăn ngon miệng, cần thay đổi thường xuyên món ăn.

Ăn đủ nhu cầu, phân chia hợp lý các bữa ăn, tùy theo lứa tuổi, tình trạng sức khỏe, mức độ lao động. Ví dụ, trẻ em, người già, hệ tiêu hóa yếu, mỗi bữa không ăn được nhiều, có thể ăn nhiều bữa trong ngày, ngoài ba bữa chính cần thêm các bữa phụ để đảm bảo nhu cầu năng lượng một ngày.

Những lưu ý trong ăn uống để phòng dịch bệnh
Nên đa dạng và cân bằng thực phẩm trong khẩu phần ăn để đảm bảo đầy đủ chất dinh dưỡng.

Thực phẩm chiếm tỷ trọng năng lượng cao trong khẩu phần là chất bột - đường. Gạo là thực phẩm thuộc nhóm bột - đường mà người Việt thường dùng hàng ngày. Để tận dụng tối đa các vi chất dinh dưỡng có trong gạo, không nên xay xát và vo kỹ, bởi lớp cám gạo chứa hàm lượng dinh dưỡng cao (các vitamin nhóm B, nhất là vitamin B1, chất xơ tiêu hóa).

Nên cân đối giữa nguồn đạm động vật (thịt, cá...) và thực vật (các loại đậu đỗ...). Các loại thịt đỏ có nhiều sắt giúp phòng chống thiếu máu, thiếu sắt. Tuy nhiên, người trưởng thành chỉ nên ăn trung bình 1,5 kg thịt đỏ một tháng, nên ưu tiên thịt gia cầm, cá, đậu phụ. Mỗi người nên ăn ít nhất ba bữa cá một tuần, khoảng 2,5 kg một tháng.

Với chất béo, nên ăn phối hợp cả mỡ động vật (ưu tiên các loại mỡ từ cá) và dầu thực vật. Một người trưởng thành nên ăn khoảng 25 - 30 g dầu, mỡ tương đương 5 - 6 thìa cà phê mỗi ngày.

Ăn nhiều rau củ quả, bổ sung thêm các vi chất dinh dưỡng

Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo một người trưởng thành nên ăn 400 - 600 gam rau quả mỗi ngày. Rau quả chính là nguồn cung cấp các vitamin, khoáng chất và chất xơ tốt cho tiêu hóa. Cơ thể thiếu vitamin và chất khoáng có thể dẫn tới một số bệnh và giảm khả năng miễn dịch, qua đó làm giảm khả năng chống lại các virus, vi khuẩn gây bệnh. Ngoài ra, các loại rau thơm, thảo dược như hành, tỏi, sả, lá mơ, tía tô, kinh giới, hương nhu, gừng, bạc hà, rau thơm, rau húng... chứa kháng sinh tự nhiên cũng có tác dụng hỗ trợ điều trị, phòng ngừa nhiều loại bệnh.

Men vi sinh sống chứa các lợi khuẩn giúp tăng cường hiệu quả quá trình tiêu hóa, tăng hấp thu dưỡng chất trong thức ăn, tăng khả năng miễn dịch, giảm mắc các bệnh nhiễm trùng.

Những lưu ý trong ăn uống để phòng dịch bệnh - 1
Bổ sung lợi khuẩn giúp hệ miễn dịch đường ruột khỏe mạnh, tăng cường đề kháng cho cơ thể

Theo bác sĩ Thu Hậu, trưởng khoa Dinh dưỡng bệnh viện Nhi đồng 2, TP HCM, hệ tiêu hóa, đặc biệt là đường ruột giữ vai trò quan trọng hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Vì vậy, chăm sóc đường ruột khỏe cũng là cách giúp ngăn ngừa bệnh tật và tăng cường đề kháng.

Tuy nhiên, không phải 100% lợi khuẩn đưa vào cơ thể đều có thể sống sót sau khi đi qua dạ dày để đến được vị trí thích hợp trong đường ruột để làm nhiệm vụ. Một trong nhóm lợi khuẩn có khả năng sống sót cao tại môi trường axit của dạ dày và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới từ năm 1995 là lợi khuẩn L. CASEI 431 của tập đoàn men sống hàng đầu châu Âu - CHR.HANSEL. Ngoài ra, chủng lợi khuẩn L. CASEI 431 còn được nghiên cứu lâm sàng và chứng minh giúp tăng đề kháng.

Tại Việt Nam, trong 100 ml sữa chua uống Vinamilk Probi chứa 20 tỷ lợi khuẩn L. CASEI 431 được Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam nghiên cứu lâm sàng chứng minh giúp hỗ trợ tăng đề kháng, giảm số ngày mắc cúm và tỷ lệ mắc cúm. Sản phẩm còn được Tổng hội Y học Việt Nam khuyên dùng

Những lưu ý trong ăn uống để phòng dịch bệnh - 2
Kết quả nghiên cứu lâm sàng của Viện Dinh dưỡng Quốc gia Việt Nam về hiệu quả của sữa chua uống men sống Probi lên tình trạng dinh dưỡng và mắc cúm ở trẻ (2016)

Ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh

Để đảm bảo sức khỏe cũng như hấp thu được tối đa dinh dưỡng, đừng quên chọn những loại thực phẩm còn tươi. Tuyệt đối không ăn những loại gia cầm và gia súc bị chết do nhiễm bệnh. Không ăn thực phẩm còn sống, không ăn món tái, tiết canh. Tốt nhất là ăn thực phẩm đã nấu chín. Hạn chế ăn các món ăn đã cũ hoặc qua đêm, món chiên, nướng. Nên ăn nhiều món luộc, hầm. Không ăn thực phẩm bị cháy khi chiên, nướng.

Khi chế biến và trình bày thực phẩm, chú ý vệ sinh dao thớt, xoong nồi bát đĩa sạch sẽ. Cần rửa tay bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thực phẩm.

Để tránh Covid-19 cũng như những bệnh lây truyền qua đường ăn uống, không nên ăn chung muỗng đũa, bát đĩa với người khác. Không nên gắp thức ăn cho người khác...

Uống đủ nước theo nhu cầu, 2 - 2,5 lít nước mỗi ngày (bao gồm nước từ canh và các loại nước trái cây...). Lưu ý, nước nên được đun sôi để nguội nếu trời nóng và đun sôi để ấm nếu trời lạnh. Có thể dùng nước chanh, nước cam, nước sả, nước gừng... tùy theo nhu cầu cơ thể mỗi người.

Ngoài ra, đừng quên giữ vệ sinh cá nhân sạch sẽ, thường xuyên rửa tay bằng xà phòng, nhỏ mắt bằng nước muối sinh lý, vệ sinh đường hô hấp bằng nước súc miệng chuyên dụng, hoặc nước muối sinh lý.

Theo Hoàng Anh (VnExpress.net)




https://vnexpress.net/suc-khoe/nhung-luu-y-trong-an-uong-de-phong-dich-benh-4058051.html