Gia đình

Những ai dễ mắc, dễ bị nặng và tử vong do đậu mùa khỉ?

Bệnh đậu mùa khỉ có thể lây sang người khi có tiếp xúc với động vật nhiễm bệnh hoặc lây từ người bệnh sang người lành. Vậy đối tượng nào dễ nhiễm và dễ bị bệnh nặng?

Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ

Bộ Y tế cho biết sau khi đánh giá việc lây nhiễm, khoanh vùng xử lý những người tiếp xúc gần ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên vừa được phát hiện tại Việt Nam cho thấy khó có khả năng trường hợp này lây bệnh ra cộng đồng.

Tuy nhiên, hiện nay bệnh đậu mùa khỉ đã ghi nhận trên 106 quốc gia ngoài vùng lưu hành bệnh (châu Phi). Với tần suất mắc cao, địa bàn rộng, việc giao lưu đi lại không hạn chế thì nguy cơ lây lan bệnh tại Việt Nam luôn hiện hữu.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), đối tượng có nguy cơ mắc bệnh đậu mùa khỉ là người sống cùng hoặc tiếp xúc gần (da với da, miệng với da, miệng với miệng, mặt với mặt đối diện trong giao tiếp, quan hệ tình dục) với người bị mắc bệnh đậu mùa khỉ, hoặc người tiếp xúc thường xuyên với động vật bị bệnh có nguy cơ cao nhất mắc bệnh.

Trẻ sơ sinh, trẻ em và người bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc triệu chứng nghiêm trọng hơn và có thể tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Những ai dễ mắc, dễ bị nặng và tử vong do đậu mùa khỉ?
Một hình thái tổn thương do nhiễm virus đậu mùa khỉ (Monkeypox virus).

Ai dễ chuyển nặng khi mắc bệnh đậu mùa khỉ?

Theo Bộ Y tế, triệu chứng điển hình của bệnh đậu mùa khỉ có triệu chứng điển hình thường kéo dài từ 2 - 4 tuần và tự biến mất mà không cần điều trị. Tuy nhiên ở một số trường hợp, bệnh có thể diễn biến nặng.

Theo đó, trong hầu hết các trường hợp, triệu chứng của bệnh đậu mùa khỉ tự mất đi trong vòng vài tuần nhưng ở một số người, chúng có thể dẫn đến các biến chứng y khoa và thậm chí tử vong.

Với trẻ sơ sinh, trẻ em, phụ nữ có thai và người có bệnh nền là suy giảm miễn dịch có thể có nguy cơ gặp triệu chứng nghiêm trọng hơn và có nguy cơ tử vong do bệnh đậu mùa khỉ.

Những người mắc bệnh nặng (ví dụ: bệnh xuất huyết, nhiễm trùng huyết, viêm não hoặc các bệnh lý khác cần nhập viện).

Những người bị suy giảm miễn dịch ví dụ như: người nhiễm HIV, bệnh bạch cầu, ung thư hạch, bệnh ác tính tổng quát, cấy ghép cơ quan , điều trị hóa trị, chất chống chuyển hóa, bức xạ, chất ức chế yếu tố hoại tử khối u,… có thể có nguy cơ cao mắc bệnh nặng khi nhiễm virus đậu mùa khỉ.

Ngoài ra, người sử dụng corticosteroid liều cao, là người nhận ghép tế bào gốc tạo máu <24 tháng sau ghép hoặc ≥24 tháng nhưng bị bệnh ghép với vật chủ hoặc bệnh tái phát, hoặc mắc bệnh tự miễn với suy giảm miễn dịch như một thành phần lâm sàng)… cũng nằm trong nhóm nguy cơ cao mắc bệnh nặng cần được xem xét điều trị.

Các biến chứng nặng bệnh nhân mắc đậu mùa bao gồm: Nhiễm trùng da, viêm phổi, lú lẫn, và nhiễm trùng mắt có thể dẫn đến mất thị giác.

Các triệu chứng của đậu mùa khỉ

- Tổn thương khu trú rõ , khu trú sâu và thường phát triển thành lõm (giống như một chấm trên đỉnh của tổn thương).

- Các thương tổn có kích thước tương đối giống nhau và cùng giai đoạn phát triển trên một vị trí duy nhất của cơ thể (ví dụ: mụn mủ trên mặt hoặc mụn nước ở chân).

- Sốt trước khi phát ban.

- Hạch thường gặp.

- Ban lan tỏa li tâm (tổn thương nhiều hơn ở tay, chân, mặt).

- Tổn thương ở lòng bàn tay, lòng bàn chân.

- Tổn thương thường là đau cho đến giai đoạn chữa lành khi chúng đóng vảy.

Số lượng tổn thương thay đổi nhiều hoặc ít. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, các tổn thương có thể liên kết với nhau cho đến khi các mảng da lớn bong ra.

Những ai dễ mắc, dễ bị nặng và tử vong do đậu mùa khỉ? - 1
Số ca mắc đậu mùa khỉ đang tăng nhanh ở nhiều quốc gia. Ảnh minh họa

Cách phòng ngừa bệnh đâu mùa khỉ

Rheo WHO, hiện đã có một vắc-xin phòng ngừa bệnh đậu mùa khỉ mới được phê duyệt. Một số nước khuyến cáo tiêm phòng cho những người có nguy cơ (ví dụ người tiếp xúc gần với người mắc bệnh bệnh đậu mùa khỉ). Ở thời điểm hiện tại, không khuyến cáo tiêm phòng diện rộng cho mọi đối tượng.

WHO cũng khuyến cáo khi mắc bệnh đậu mùa khỉ nếu được hướng dẫn cách li tại nhà, cần tuân thủ hướng dẫn. Hãy bảo vệ người khác sống cùng bằng cách:

Cách li tại phòng riêng sử dụng nhà vệ sinh riêng, hoặc vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần sử dụng. Thường xuyên vệ sinh các bề mặt hay chạm vào bằng xà phòng và nước sạch và dung dịch khử khuẩn gia dụng và tránh quét/hút (điều này gây phát tán các phân tử virus và làm lây nhiễm cho người khác).

Sử dụng riêng các đồ dùng trong gia đình, khăn mặt, ga gối và đồ điện tử. Tự giặt giũ đồ của riêng mình. Mở cửa sổ để thông khí. Khuyến khích mọi thành viên trong gia đình rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch hoặc bằng dung dịch cồn sát khuẩn.

Trường hợp phải ở chung phòng với người khác hoặc đã tiếp xúc gần với người khác trong khi đang cách li tại nhà, cần cố gắng hạn chế nguy cơ bằng cách:

Tránh sờ, chạm vào nhau; rửa tay thường xuyên; che các nốt ban bằng quần áo hoặc băng gạc. Luôn mở cửa sổ nhà, đảm bảo bạn và bất cứ ai trong phòng cùng với bạn đeo khẩu trang y tế đúng cách.

Giữ khoảng cách ít nhất 1 m khi tiếp xúc. Nếu không thể tự mình giặt giũ hoặc ai đó giặt đồ giúp bạn, thì cần đảm bảo người đó đeo khẩu trang y tế đúng cách, đeo găng tay sử dụng một lần và sử dụng các biện pháp bảo vệ khi giặt đồ như đã mô tả ở trên.

Những ai dễ mắc, dễ bị nặng và tử vong do đậu mùa khỉ? - 2
Bộ Y tế hướng dẫn cách phòng chống bệnh đậu mùa khỉ- Nguồn: Bộ Y tế

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nhung-ai-de-mac-de-bi-nang-va-tu-vong-do-au-mua-khi-a360779.html