Gia đình

Người phụ nữ mắc ung thư vì thói quen khó bỏ của nhiều người

Người phụ nữ Trung Quốc có thói quen ngoáy tai thường xuyên trong 30 năm đã dẫn đến bị ung thư ống tai ngoài, phải phẫu thuật cắt bỏ.

Theo Health Sina, bà cụ họ Từ ngoài 60 tuổi sống tại khu Hán Khẩu. Người phụ nữ cho biết thường xuyên cảm thấy ngứa tai nên ngày nào cũng phải ngoáy tai ít nhất một lần mới cảm thấy dễ chịu.

Hàng ngày mỗi khi ăn cơm xong không có việc gì làm bà lại ngồi ngoáy tai, dần dần thành thói quen trong suốt 30 năm qua. Lúc đầu đem lại cảm giác dễ chịu, sau đó bà cảm thấy tai ngày càng ngứa, nếu không ngoáy sẽ rất khó chịu. Gần đây người phụ nữ phát hiện tai bên phải chảy dịch và máu, chạm nhẹ vào đã thấy đau. Sau đó, tai chảy dịch ngày càng nhiều đến nỗi đêm nào bà cũng phải uống thuốc giảm đau mới ngủ được.

Người phụ nữ mắc ung thư vì thói quen khó bỏ của nhiều người
Ảnh minh họa: Internet

Sau đó, bà Từ đến khám tai tại Bệnh viện Tai mũi họng. Bác sĩ Trương Quỳnh sau khi thăm khám thấy bộ phận hình khuyên ở giữa ống tai ngoài bên phải của bà bị hẹp và chảy máu. Kết quả quét CT phát hiện, thành ống tai ngoài bên phải bị tổn thương như có vết côn trùng cắn. Bác sĩ Trương Quỳnh kiểm tra sinh thiết cho bà Từ.

Kết quả sinh thiết cho thấy ống tai ngoài của bà Từ bị ung thư tế bào vảy, nhiều khả năng đã di căn đến tuyến nước bọt dưới 2 mang tai. Bác sĩ Quỳnh giải thích, bên dưới ống tai ngoài là xương, phần dưới tầng biểu bì da là màng xương. Khối u đã kích thích lên màng xương khiến bệnh nhân cảm thấy đau tai.

Bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ ống tai ngoài bên phải, đồng thời phải che phủ toàn bộ phần tai còn lại nên bà Từ sẽ bị điếc một bên tai. Ca phẫu thuật đã diễn ra đúng như dự kiến, sau đó bệnh nhân được đưa vào liệu trình chăm sóc đặc biệt sau phẫu thuật.

Bác sĩ Quỳnh giải thích, ráy tai là chất bài tiết của tuyến ráy tai ở ống tai ngoài, chất nhờn này còn có tác dụng bảo vệ da ống tai. Nếu thường xuyên ngoáy tai sẽ làm tổn thương "lớp chất nhờn bảo vệ" này khiến da ống tai ngoài trở nên khô, gây cảm giác ngứa. Càng ngứa càng ngoáy tai sẽ phản tác dụng khiến ống tai bị viêm nhiễm. Tình trạng này kéo dài làm cho ống tai ngoài chuyển biến xấu thành bệnh ung thư.

"Ngược lại, nếu không lấy ráy tai trong khoảng thời gian dài sẽ khiến ráy tai ùn ứ trong ống tai gây mất vệ sinh và tạo mùi khó chịu", bác sĩ nói. Do vậy các chuyên gia tai mũi họng khuyên mọi người tốt nhất nên đến bệnh viện để bác sĩ lấy ráy tai giúp sẽ đảm bảo an toàn hơn tự lấy ở nhà. Cũng không nên lấy ráy tai thường xuyên. Mỗi tuần chỉ lấy một lần và không nên sử dụng vật nhọn để thao tác mà hãy dùng tăm bông mềm ngoáy nhẹ vào lỗ tai để làm sạch ống tai là được.

Tại sao không nên ngoáy tai bằng tăm bông?

Thói quen sử dụng tăm bông bên trong tai có liên quan đến rất nhiều biến chứng, ví dụ như chấn thương và nhiễm trùng.

Đẩy ráy tai vào sâu hơn

Sử dụng tăm bông để làm sạch ráy tai có thể sẽ khiến ráy tai chui vào sâu hơn trong tai. Tăm bông sẽ khiến ráy tai không thể tự làm sạch và đẩy ra ngoài như bình thường, thay vào đó, sẽ khiến ráy tai tích tụ trong tai sâu hơn.

Người phụ nữ mắc ung thư vì thói quen khó bỏ của nhiều người - 1
Ảnh minh họa: Internet

Tích tụ quá nhiều ráy tai có thể sẽ dẫn đến các triệu chứng khó chịu, bao gồm:

- Đau

- Cảm giác đầy nặng trong tai

- Ù tai, nghe không rõ

- Tổn thương

Đẩy tăm bông vào quá sâu trong tai có thể làm tổn thương các cấu trúc của tai giữa. Một tổn thương tai phổ biến liên quan đến sử dụng tăm bông là rách màng nhĩ.

Một nghiên cứu năm 2017 xem xét các tổn thương liên quan đến tai ở trẻ em từ năm 1990 đến 2010 cho thấy: có khoảng 73% số tổn thương tai do sử dụng tăm bông là khi đang ngoáy tai. Một nghiên cứu khác xem xét 80 trường hợp rách màng nhĩ cho thấy mặc dù các nguyên nhân như bị ngược đãi là nguyên nhân phổ biến nhất gây rách màng nhĩ , nhưng tổn thương do có vật lạ đưa vào tai chiếm tới 44% số ca rách màng nhĩ.

Nhiễm trùng

Ráy tai giúp lưu giữ và làm chậm quá trình phát triển của vi khuẩn xâm nhập vào ống tai. Sử dụng tăm bông có thể sẽ đẩy ráy tai và vi khuẩn vào sâu hơn trong tai, và có thể dẫn đến viêm tai.

Vật lạ trong tai

Trong một số trường hợp, một phần đầu của tăm bông có thể sẽ bị rơi ra và mắc lại bên trong tai của bạn. Việc này có thể sẽ dẫn đến khó chịu, đầy hoặc đau tai. Trong một số trường hợp thậm chí có thể sẽ gây mất thính lực.

Một nghiên cứu điều tra về các vật thể lạ thường dẫn đến các ca cấp cứu cho thấy tăm bông trong ống tai là một trong số những vật thể lạ thường khiến người trưởng thành phải đi cấp cứu nhất.

Làm thế nào để làm sạch tai một cách an toàn

Nếu bạn muốn loại bỏ ráy tai một cách an toàn, hãy làm theo 4 bước sau:

Làm mềm: nhỏ một vài giọt dầu em bé, dầu khoáng hoặc glycerin vào trong tai để làm mềm ráy tai

Người phụ nữ mắc ung thư vì thói quen khó bỏ của nhiều người - 2
Ảnh minh họa: Internet

Làm ẩm: Sau một vài ngày làm mềm ráy tai, hãy làm ẩm tai của bạn. Sử dụng một chiếc xi lanh để bơm nước vào ống tai của bạn.

Làm sạch: sau khi đã làm ẩm, hãy nhẹ nhàng nghiêng đầu bạn về 1 bên để nước chảy ra khỏi tai của bạn.

Làm khô: sử dụng một chiếc khăn sạch để lau khô phần tai ngoài

Luôn tuân thủ hướng dẫn sử dụng trên nhãn thuốc. Gọi cho bác sỹ ngay nếu sau khi áp dụng cách này mà các dấu hiệu khó chịu ở tai vẫn còn.

Những người bị viêm tai hoặc bị rách màng nhĩ nên tránh làm sạch tai theo cách này.

Khi nào cần đến gặp bác sỹ

Hãy đến gặp bác sỹ để kiểm tra tai nếu bạn có bất cứ dấu hiệu nào dưới đây:

- Đau tai

- Tai có cảm giác bị tắc hoặc bị nghẽn

- Chảy dịch từ tai, đặc biệt nếu dịch là mủ hoặc máu

- Sốt

- Mất thính lực

- Ù tai

- Chóng mặt

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/nguoi-phu-nu-mac-ung-thu-vi-thoi-quen-kho-bo-cua-nhieu-nguoi-a367996.html