Gia đình

Người đàn ông qua đời ở tuổi 32 vì ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

Anh Wu (Trung Quốc), 32 tuổi, bị phát hiện mắc ung thư gan giai đoạn cuối sau 1 lần nhập viện do khó chịu vùng bụng trên bên phải.

Anh Wu không uống rượu nhưng là nghiện thuốc lá nặng. Suốt gần chục năm, mỗi ngày anh ấy hút 2 bao thuốc. Khi thấy vùng bụng có vấn đề, anh Wu đi khám và được chẩn đoán mắc ung thư gan.

Tại sao anh Wu lại bị ung thư gan giai đoạn cuối khi còn trẻ như vậy? Bác sĩ đã đưa ra 2 nguyên nhân để cảnh báo mọi người.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 32 vì ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải

1. Chủ quan nên không đi khám sức khỏe

Nhiều người không bao giờ khám sức khỏe, khiến những bệnh nhẹ tích tụ dần, đến khi phát hiện ra thì đã chuyển sang giai đoạn nặng. Cũng giống như anh Wu, do chưa từng đi khám sức khỏe nên anh ấy không biết mình bị nhiễm virus viêm gan B (HBV), nhiễm virus HBV là nguyên nhân chính gây ra bệnh ung thư gan, khoảng 85% bệnh nhân ung thư gan đều mang dấu hiệu nhiễm HBV.

Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu nhiễm HBV, bệnh nhân thường không có cảm giác khó chịu mọi người không biết để điều trị. Virus HBV không ngừng hoạt động, sinh sôi ồ ạt trong cơ thể người bệnh, làm tổn thương tế bào gan, gây thoái hóa và hoại tử DNA trong tế bào gan, biến thành tế bào ung thư.

2. Hút thuốc

Anh Wu tuy còn trẻ nhưng đã có tiền sử hút thuốc gần chục năm, ngày nào anh ấy cũng hút rất nhiều, 2 bao thuốc mỗi ngày.

Một số nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan tăng theo số năm hút thuốc, do các chất độc trong thuốc lá được chuyển hóa qua gan, có thể gây tổn thương DNA trong gan, ảnh hưởng đến chức năng chuyển hóa lipid, làm tăng hàm lượng mỡ trong máu và giảm cholesterol tốt.

Đồng thời, chất hắc ín trong thuốc lá ảnh hưởng rất lớn đến đường hô hấp và làm giảm khả năng miễn dịch của con người, đối với những bệnh nhân mắc bệnh gan thì những chất độc hại trong khói thuốc sẽ cản trở quá trình phục hồi của gan, khiến tình trạng bệnh nhân ngày càng nặng thêm. Nicotin trong thuốc lá khi hấp thụ vào cơ thể người sẽ gây co thắt mạch, làm cho gan không được cung cấp đủ máu và oxy, có thể đẩy nhanh quá trình xơ hóa gan và thúc đẩy sự xuất hiện của ung thư gan.

Người đàn ông qua đời ở tuổi 32 vì ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải - 1

Khi mắc ung thư gan, bệnh nhân sẽ xuất hiện dấu hiệu gì?

Phát hiện sớm ung thư gan là chìa khóa để người bệnh kéo dài thời gian sống và tăng cơ hội điều trị. Dù già hay trẻ, bạn cũng nên đến viện khám nếu có những dấu hiệu sau đây:

- Sốt lâu ngày không khỏi

Ở người khỏe mạnh, cơn sốt sẽ diễn ra trong vòng 2 ngày và sẽ thuyên giảm nếu được uống thuốc hạ sốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng sốt kéo dài liên tục trong cả tuần thì bạn nên đi kiểm tra sức khỏe. Khi tế bào ung thư tăng trưởng, chúng sẽ ảnh hưởng lên hệ thống miễn dịch, làm cho cơ thể chống lại nhiễm trùng yếu hơn và dễ mắc bệnh hơn.

- Đau vùng bụng bên phải

Vùng bụng bên phải liên quan đến vùng gan, nếu bên trong gan xuất hiện một khối u, kích thước khối u phát triển theo thời gian và dần trở nên lớn hơn sẽ gây đau ở khu vực này.

- Mệt mỏi, sụt cân, chán ăn không rõ lý do

- Vàng da, củng mạc mắt.

- Đi ngoài phân trắng/bạc màu.

Làm thế nào để ngăn ngừa ung thư gan?

Thăm khám gan định kỳ và tiêm vaccine phòng bệnh

Cho đến nay, mặc dù đã được các chuyên gia nghiên cứu sâu rộng, nhưng nguyên nhân gây ung thư gan vẫn được cho là rất phức tạp và vì không có triệu chứng rõ ràng trong giai đoạn đầu của bệnh. Vì vậy, chúng ta cần thực hiện các biện pháp phòng ngừa, loại bỏ nguy cơ gây bệnh và xử lý mầm bệnh.

Để tầm soát ung thư gan, người ta áp dụng các phương pháp sau: Xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu ngoại vi; Đánh giá chức năng gan qua các xét nghiệm ALT(GPT), AST(GOT), GGT, định lượng Bilirubin toàn phần; Tầm soát nhiễm virus viêm gan B, C qua xét nghiệm HCV Ab miễn dịch tự động và xét nghiệm HBs Ag bằng phương pháp test nhanh; Tầm soát qua xét nghiệm định lượng AFP, CEA, CA 19.9, tầm soát u gan qua siêu âm ổ bụng hoặc CT scan vùng bụng. 

Người đàn ông qua đời ở tuổi 32 vì ung thư gan: Bác sĩ chỉ ra 2 sai lầm mà nhiều người Việt mắc phải - 2

Đặc biệt, xét nghiệm viêm gan B, C và chích phòng ngừa viêm gan B nếu chưa nhiễm bệnh là một cách phòng ngừa ung thư gan hữu hiệu, cần được thực hiện trước tiên. Các kết quả thống kê cho thấy có đến trên 80% bệnh nhân bị ung thư gan do tiến triển từ viêm gan virus B, 5% là do virus viêm gan C. 

Nếu nằm trong nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị ung thư gan (bệnh nhân viêm gan B, C, viêm gan do bia rượu, xơ gan…) nên tầm soát phòng  định kỳ tối thiểu 3-6 tháng/lần.

Bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia và tránh xa chế độ ăn uống không lành mạnh

Điều quan trọng nhất là bỏ thuốc lá, hạn chế rượu bia, tránh thức khuya và làm việc quá sức. Như đã phân tích ở trên, uống rượu và hút thuốc đều là những thói quen xấu, có hại cho cơ thể.

Đồng thời, để phòng ngừa ung thư gan, trong bữa ăn hằng ngày cũng cần tránh ăn những thực phẩm ẩm mốc, vì những thực phẩm này có chứa aflatoxin, đây cũng là chất gây ung thư bậc nhất.

Duy trì chế độ nghỉ ngơi hợp lý

Ngày nay, nhiều người ngủ rất muộn và thức khuya đã trở thành một trạng thái bình thường của họ. Một số người làm việc cả ngày lẫn đêm, khiến cho gan hầu như không được nghỉ. Khi cơ quan này không được thư giãn, nghỉ ngơi đầy đủ sẽ ảnh hưởng đến việc tự sửa chữa các tế bào chết, và sẽ khiến nó rơi vào trạng thái cực kỳ mệt mỏi, dần yếu đi và bị tổn thương.

Vì vậy, lời khuyên dành cho các bạn là ngay lập tức chú ý đến việc điều chỉnh lịch sinh hoạt, chú ý nghỉ ngơi phù hợp, vận động ngoài trời với cường độ phù hợp.

Cân bằng cảm xúc, luôn giữ tinh thần lạc quan

Tâm trạng của bạn ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Vì vậy, tốt nhất là bạn có thể học hỏi những cách đơn giản để kiểm soát cảm xúc của mình, luôn giữ tinh thần lạc quan.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/nguoi-dan-ong-qua-doi-o-tuoi-32-vi-ung-thu-gan-bac-si-chi-ra-2-sai-lam-ma-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-tintuc834688