Gia đình

Ngón tay sưng to nghĩ rằng bị viêm khớp, cô gái trẻ vô cùng sốc khi bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi

Chân tay sưng đau nhưng không đi khám vì cho rằng chỉ là viêm khớp thông thường, đến khi bác sĩ thông báo bị ung thư phổi, cô gái vô cùng sốc.

Theo tờ Tin tức Thâm Quyến, nửa năm trước, cô Giang (làm tư vấn bất động sản ở Long Cương, Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc), bắt đầu thấy 10 ngón tay sưng lên, chân cũng có cảm giác đau nhức.

Nghĩ rằng đây là triệu chứng của viêm khớp, không có gì nghiêm trọng nên cô Giang chỉ uống thuốc giảm đau. Sau khi uống thuốc, tình trạng cũng thuyên giảm nhưng thi thoảng tái lại và cô Giang vẫn không để ý đến vấn đề này.

Gần đây, cô Giang tư vấn bất động sản cho một bác sĩ. Trong lúc nói chuyện, vị bác sĩ để ý thấy các đầu ngón tay của cô sưng lên, đây là dấu hiệu cho thấy phổi bị tổn thương, nên đã khuyên cô đến bệnh viện kiểm tra.

Ngón tay sưng to nghĩ rằng bị viêm khớp, cô gái trẻ vô cùng sốc khi bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi

Tại Bệnh viện Thâm Quyến (thuộc Bệnh viện Ung bướu, Học viện Khoa học Trung Quốc), cô được bác sĩ Vương Triết - Phó Trưởng khoa Phẫu thuật Lồng ngực, tiếp nhận.

Không ngờ, qua kiểm tra, bác sĩ phát hiện có một khối u khoảng 4 cm trong phổi cô gái trẻ. Làm thêm xét nghiệm, bác sĩ kết luận cô bị ung thư phổi giai đoạn giữa, phải phẫu thuật ngay, nếu kéo dài thêm thì tế bào ung thư có khả năng lây lan và di căn, rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bác sĩ Vương cho biết, khi bị ung thư phổi, một số khớp có thể bị thay đổi, hầu hết mọi người đều nghĩ đó là biểu hiện của viêm khớp. Tuy nhiên cơn đau do viêm khớp gây ra thường liên tục, còn cơn đau do ung thư phổi có thể giảm bớt hoặc biến mất, điều này cần được phân biệt rõ ràng.

Ngoài dấu hiệu ngón tay ngón chân sưng đau, chúng ta nên chú ý tới những cảnh báo của ung thư phổi như: 

1. Cơn ho mới, mãn tính

Đây là dấu hiệu sớm của ung thư phổi có khả năng xuất hiện sớm nhất. Tiến sĩ McKee - chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư giải thích: "Đôi khi, ở ngoại vi của phổi, một khối u có thể phát triển đến kích thước tương đối lớn trước khi được chẩn đoán vì không gây ra nhiều triệu chứng". Tuy nhiên, nếu một khối u chèn vào một trong các phế quản, các đường dẫn khí chính đi đến phổi thì sẽ kích hoạt các thụ thể ho. "Nó có thể kích hoạt ho ngay cả khi khối u tương đối nhỏ, nếu chèn vào đúng chỗ”, cô giải thích.

Ngón tay sưng to nghĩ rằng bị viêm khớp, cô gái trẻ vô cùng sốc khi bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi - 1

Tuy vậy, ho là một triệu chứng rất không đặc hiệu. Khi bạn ho, ung thư không phải là điều đầu tiên bạn nghĩ đến (cũng không nên như vậy). Cả cảm lạnh và cúm thông thường có thể tồn tại trong một vài tuần. Dù có phổi nhạy cảm, rất không bình thường khi ho kéo dài ngay cả sau khi sổ mũi và các triệu chứng khác biến mất. Bạn không cần phải lo lắng về bệnh ung thư phổi trong tình huống đó nếu nó liên quan đến bệnh do virus, bác sĩ McKee trấn an.

Nếu bạn bị ho kéo dài trong hai đến ba tuần mà không do bất kỳ bệnh liên quan đến virus hoặc vi khuẩn nào thì đó là dấu hiệu cho thấy bạn nên đi khám bác sĩ.

2. Khó thở

Cảm giác khó thở là một dấu hiệu sớm của ung thư phổi, theo Hiệp hội Ung thư Hoa Kỳ. Mặc dù khó thở thường xuất hiện ở các giai đoạn sau của bệnh, nó cũng thường xuất hiện khi có một khối u cản trở đường thở. Vì vậy, khi có bất kỳ triệu chứng khó thở nào không giải thích được, bạn nên đi khám bác sĩ.

3. Ho ra máu

Một số bệnh nhân sẽ ho ra máu nếu khối u gần với phế quản. Nếu ho ra máu hay lượng nhỏ đờm màu nâu đỏ mà không giải thích được thì cũng phải gặp bác sĩ càng sớm càng tốt. Nếu bạn gặp thêm tình trạng chóng mặt hoặc khó thở thì nên đi khám bác sĩ ngay.

4. Đau ngực

Nếu ung thư phổi đã di căn đến thành ngực hoặc gây sưng các hạch bạch huyết ở khu vực này thì có thể gây đau nhức ở ngực, lưng hoặc vai. Đau ngực do ung thư phổi sẽ nghiêm trọng hơn khi ho, cười hoặc thở sâu.

Ngón tay sưng to nghĩ rằng bị viêm khớp, cô gái trẻ vô cùng sốc khi bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi - 2

Vì đau ngực có thể là dấu hiệu của một số bệnh nghiêm trọng, hãy nói với bác sĩ nếu có bất kỳ khó chịu nào mà không giải thích được trong khu vực này. Bất cứ cơn đau ngực dai dẳng hoặc nghiêm trọng nào cũng nên được kiểm tra. Nếu bạn gặp phải những triệu chứng đặc trưng khác như áp lực ở ngực, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt hoặc khó thở thì nên đến bác sĩ càng sớm càng tốt.

5. Khàn giọng hoặc khò khè

Các vấn đề về hô hấp liên quan đến ung thư phổi không phải chỉ xuất hiện dưới dạng khó thở. Nó có thể xuất hiện như ở dạng khàn giọng hoặc khò khè. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi liên tục nào trong hơi thở thì cần phải đến khám bác sĩ.

Nhận ra những triệu chứng nhỏ này có thể giúp bạn phát hiện ung thư phổi ở giai đoạn đầu, điều này rất quan trọng trong việc điều trị.

Theo Tiến sĩ McKee, có một sự khác biệt lớn về tỷ lệ sống còn giữa phát hiện sớm và phát hiện muộn khi nói đến ung thư phổi. Trên thực tế, tỷ lệ sống còn 5 năm đối với những người được chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối là dưới 10% nhưng khi ung thư phổi được phát hiện ở giai đoạn sớm nhất, có nhiều khả năng bệnh nhân sẽ được điều trị thành công.

3 triệu chứng sớm dễ bị bỏ sót

Sưng phù ở mặt hoặc cổ. Theo Trung tâm điều trị ung thư Mỹ, một số bệnh nhân bị sưng phù ở mặt hoặc cổ.

Ngón tay sưng to nghĩ rằng bị viêm khớp, cô gái trẻ vô cùng sốc khi bác sĩ thông báo mắc ung thư phổi - 3

Khó nuốt, nuốt thấy đau. Người bệnh cũng có thể cảm thấy khó nuốt thức ăn hoặc cảm thấy đau bất thường khi nuốt, theo Express.

Đầu ngón tay trở nên to khác thường. Trong khi đó, đầu ngón tay bắt đầu to ra như dùi trống, cũng có thể do ung thư phổi. Ngón tay dùi trống là ngón tay có đầu ngón tay to ra, móng tay cong quanh rìa các ngón tay.

Phương pháp điều trị ung thư phổi

Đối với ung thư phổi không tế bào nhỏ (NSCLC), phương pháp điều trị phụ thuộc vào từng giai đoạn bệnh:

Giai đoạn 1: Phẫu thuật cắt bỏ một phần phổi, có thể hóa trị nếu bệnh có nguy cơ tái phát cao.

Giai đoạn 2: Phẫu thuật để loại bỏ một phần hoặc toàn bộ lá phổi, kèm hóa trị để hạn chế tái phát khối u.

Giai đoạn 3: Kết hợp cả hóa trị, phẫu thuật và xạ trị.

Giai đoạn 4: Khối u đã di căn rộng nên không thể loại bỏ hoàn toàn. Lúc này, mọi biện pháp như phẫu thuật, xạ trị, hóa trị, liệu pháp miễn dịch… chỉ nhằm mục tiêu kiểm soát khối u và cải thiện triệu chứng bệnh. 

Với ung thư phổi tế bào nhỏ, phương pháp điều trị phổ biến thường chỉ là hóa trị và xạ trị. Bởi lẽ, trong hầu hết các trường hợp được phát hiện, khối u đã quá lớn và khó phẫu thuật.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/ngon-tay-sung-to-nghi-rang-bi-viem-khop-co-gai-tre-vo-cung-soc-khi-bac-si-thong-bao-mac-ung-thu-phoi-tintuc799062