Gia đình

Mùa hè uống nước đậu đen giải nhiệt cực tốt nhưng 6 trường hợp được khuyến cáo không nên dùng

Đậu đen được đánh giá cao về hàm lượng chất xơ cũng như protein. Trong đậu đen chứa nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

Uống nước đậu đen rang có tác dụng gì?

Thanh lọc cơ thể, làm đẹp da hiệu quả: Rất nhiều phụ nữ, đặc biệt là người Nhật Bản xem đậu đen là một bí quyết để chăm sóc làn da của mình. Đậu đen rang có chứa nhiều khoáng chất, vitamin cùng 10 loại axit amin

Đây đều là những thành phần quan trọng giúp duy trì sức khỏe dẻo dai cũng như cải thiện và trẻ hóa làn da, cho da dẻ mịn màng tươi trẻ. Ngoài ra, chất Polyphenol trong đậu đen còn là hợp chất được biết đến với tác dụng chống lão hóa cao.

Hỗ trợ giảm cân an toàn: Trong đậu đen có chứa isoflavone và anthocyanin, đây là 2 chất có vai trò quan trọng trong việc cải thiện chuyển hóa năng, ức chế sự hấp thu chất béo của cơ thể. Uống trà đậu đen thường xuyên, đúng cách sẽ làm giảm lượng chất béo trong cơ thể góp phần kiểm soát lượng mỡ tuần hoàn trong máu và hỗ trợ tích cực cho quá trình giảm cân an toàn hiệu quả.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường: Một cốc nước đậu đen nấu chín có chứa khoảng 15 gam chất xơ. Trong khi đó, chất xơ được cho là một loại chất hỗ trợ rất tốt cho bữa ăn của người tiểu đường tuýp 1. Với người bị tiểu đường tuýp 2, nó còn giúp cải thiện lượng đường trong máu.

Mùa hè uống nước đậu đen giải nhiệt cực tốt nhưng 6 trường hợp được khuyến cáo không nên dùng

Giúp hệ xương khỏe mạnh: Đậu đen có chứa sắt, canxi, phốt pho và kẽm. Những chất này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trọng việc duy trì sức khỏe cho hệ xương khớp. Canxi và phốt pho quan trọng trong cấu trúc xương, trong khi sắt và kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức mạnh và độ đàn hồi của xương và khớp.

Tăng cường sức khỏe tim mạch: Thành phần vitamin B phức hợp cao trong đậu đen cùng tính kháng viêm của chúng giúp ích khá nhiều cho mạch máu, làm giảm lượng cholesterol xấu và triglyceride trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ những người đang mắc bệnh tim mạch có sức khỏe ổn định hơn.

Giúp hạ huyết áp: Đối với những người huyết áp cao, việc duy trì chế độ ăn chứa ít natri là điều hết sức cần thiết nhằm giúp cho huyết áp ở mức bình thường. Trong đậu đen có hàm lượng natri thấp tự nhiên, ngoài ra còn chứa kali, canxi và magiê, giúp giảm huyết áp một cách an toàn và hiệu quả.

Uống nước đỗ đen bao nhiêu là đủ?

Theo các chuyên gia, uống nước đỗ đen tốt nhất nên dùng đỗ đen đã rang chín. Ngoài ra, bạn cũng có thể ngâm đỗ đen qua đêm để hạt nảy mầm. Theo như nghiên cứu, thì quá trình đậu đen nảy mầm sẽ tăng tỷ lệ dinh dưỡng lên gấp đôi. Như vậy, ngâm đậu đen trước khi nấu không chỉ để rút ngắn thời gian đun nấu, đậu mềm dễ tiêu hoá mà còn có thể sinh ra nhiều dưỡng chất hơn.

Chỉ nên uống khoảng 200ml -250 ml tương đương với một cốc nước thủy tinh trong ngày. Trong một số trường hợp như đang điều trị tiểu đường, giải nhiệt chỉ nên uống mức từ mức 200ml/ ngày rồi tăng dần đến mức cao nhất, tương đương 30-40% lượng nước nạp vào cơ thể hàng ngày. Đối với trẻ em dưới 6 tuổi thì giảm lượng so với người lớn, trên 6 tuổi thì dùng được như mức với người lớn.

Với người bình thường, mỗi ngày uống 1 cốc nước đỗ đen (200ml) có pha mật ong vào buổi sáng sớm sẽ vô cùng tốt cho sức khỏe.

Nhiều người chọn cách nuốt sống đỗ đen với hy vọng để chữa bệnh. Tuy nhiên đỗ đen khô rất cứng, nếu ăn sống dễ gây nguy hiểm như rối loạn tiêu hóa, gây đau dạ dày… Thực tế đã có nhiều người phải nhập viện vì nuốt đậu đen sống chữa bệnh. Vì vậy tuyệt đối không nên sử dụng đỗ đen bằng cách này.

Những người không nên uống nước đỗ đen

Người huyết áp thấp

Nước đỗ đen rất tốt cho những người cao huyết áp giúp giải nhiệt, thanh độc vô cùng hiệu quả. Tuy nhiên nếu bạn thuộc nhóm người huyết áp thấp thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, trong nước đỗ đen chứa nhiều kali khiến cho bệnh tình càng thêm tăng nặng, ảnh hưởng tới sức khỏe của bạn.

Nếu những người huyết áp thấp uống nước đỗ đen sẽ dẫn tới biểu hiện mệt mỏi, tứ chi lạnh, đi ngoài phân lỏng hay tiêu chảy thì không nên dùng đậu đen.

Mùa hè uống nước đậu đen giải nhiệt cực tốt nhưng 6 trường hợp được khuyến cáo không nên dùng - 1

Người cơ thể hàn lạnh, tiêu chảy

Nước đỗ đen giúp giải nhiệt vô cùng tốt, nhưng nếu bạn thuộc diện người cơ thể hàn lạnh, hoặc đang mắc bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa… thì không nên uống nước đỗ đen. Nguyên nhân, nước đỗ đen tính hàn cao, nếu bạn uống vào sẽ khiến cơ thể càng thêm lạnh, gây đau bụng tiêu chảy, bệnh tình càng thêm nặng vô cùng nguy hiểm.

Người đang uống thuốc

Trong thành phần dinh dưỡng của dậu đen có tác dụng giải độc vì trong thành phần của nó chứa các loại photpho hữu cơ, protein.. tốt cho sức khỏe.

Tuy nhiên, nếu bạn đang sử dụng thuốc điều trị bệnh, thì không nên ăn đỗ đen hoặc uống nước đỗ đen. Bởi khi bạn ăn đậu đen có thể làm các thành phần trong đậu phản ứng với các thành phần của thuốc làm giảm tác dụng của thuốc chữa bệnh. Ngoài ra, thuốc cũng làm giảm đi thành phần dinh dưỡng có trong đỗ đen khiến cho các thành phần protein, canxi, vitamin, khoáng chất… trong đỗ đen mất hết.

Người già và trẻ nhỏ

Nước đỗ đen giúp cho đàn ông giải nhiệt, nữ giới giảm cân hiệu quả. Tuy nhiên, bạn không nên dùng cho người già, trẻ em hay người có thể trạng yếu, hệ tiêu hóa không khỏe sẽ khó tiêu thụ lượng protein cao trong đậu đen, nếu dùng đậu đen có thể gây ra vấn đề về tiêu hóa, đầy bụng, đau bụng, tiêu chảy, suy nhược cơ thể.

Bên cạnh dó, với những người bị chứng dị ứng với loại thực phẩm này cũng nên tránh sử dụng.

Người bệnh thận không nên ăn đậu đen

Theo lương y Bùi Đắc Sáng, những bệnh nhân mắc bệnh thận không nên ăn đậu đen vì có thể làm cho bệnh tình thêm trầm trọng hơn.

Không nên cho thêm đường Nước đậu đen rang, không cho đường là tốt nhất. Còn với những người phải lao động nặng, khi uống nên cho một chút muối để tăng cường yếu tố điện giải cho cơ thể. Ngoài ra, không nên kết hợp đậu đen với rau bina, sữa, dầu thầu dầu, ngũ sâm…

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/mua-he-uong-nuoc-dau-den-giai-nhiet-cuc-tot-nhung-6-truong-hop-duoc-khuyen-cao-khong-nen-dung-tintuc825822