Gia đình

Một thói quen khi nấu cơm được chuyên gia cảnh báo gây mất chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh mãn tính, sai lầm không của riêng ai

Có những thói quen lặp đi, lặp lại hàng ngày nhiều người tưởng rằng là tốt, thế nhưng xét về khía cạnh dinh dưỡng đó lại là một sai lầm cần phải thay đổi càng sớm càng tốt.

Nấu cơm vốn là công việc thường ngày của bất cứ gia đình nào. Công đoạn nấu cơm rất đơn giản, đơn giản đến nỗi người ta thường nói đùa với nhau rằng nhắm mắt cũng nấu được cơm. Thế nhưng, trong thực tế, nấu cơm muốn vừa ngon, vừa đảm bảo dinh dưỡng có trong cơm gạo thì rất nhiều người hiện nay chưa thực hiện đúng và thường sai ngay ở công đoạn vo gạo.

Trước khi nấu cơm, dường như gia đình nào cũng thực hiện thao tác vo gạo nhằm loại bỏ tạp chất hoặc chất bảo quản (nếu có) ở trong gạo. Các chuyên gia đều cho rằng, việc vo gạo là đúng, nên làm nhưng cần thực hiện đúng, nếu không sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của cơm giảm đi nhiều.

Một thói quen khi nấu cơm được chuyên gia cảnh báo gây mất chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh mãn tính, sai lầm không của riêng ai

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm (nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho thoidaiplus.suckhoedoisong.vn biết, việc vo gạo quá kỹ trước khi nấu, vo gạo đến khi nước trong hẳn mới nấu cơm chính là sai lầm, khiến cho nhiều giá trị dinh dưỡng tốt bị mất đi.

Theo PGS Lâm, gạo khi nấu thành cơm là nguồn cung cấp chất đường bột thường xuyên nhất cho cơ thể. Ngoài chất đường bột thì trong gạo còn có nhiều vitamin và khoáng chất rất tốt. Theo đó, ngoài các vitamin nhóm B như B1, B3, B6 và các chất xơ, gạo còn có các vitamin E, sắt và kẽm…

“Chất xơ và các vitamin, cũng như khoáng chất quý giá trên không phải nằm ở trong hạt gạo, mà nó chủ yếu có ở bên ngoài hạt gạo. Do vậy, nếu vo gạo kỹ đến khi thấy nước trong mới mang đi nấu vô tình chúng ta vứt bỏ rất nhiều nguồn dinh dưỡng quý giá”, PGS Lâm thông tin.

Theo vị chuyên gia này, trước kia khi các loại máy xay xát chưa được đầu tư nhiều về công nghệ, gạo thành phẩm giữ được rất nhiều dưỡng chất quý. Ngày nay, khi đi mua gạo, đa số mọi người hay chọn gạo trắng, được đánh bóng nhìn đẹp mắt, tuy nhiên loại gạo này hàm lượng xenlulo bị giảm đi rất nhiều.

Do vậy, PGS Lâm khuyến cáo khi vo gạo cần phải nhẹ tay để loại bỏ tạp chất, không nên vo gạo quá nhiều lần, không nên chọn những loại gạo xay xát kỹ. Tốt nhất nên cắm cơm bằng nước nóng để tránh hao hụt dinh dưỡng.

Một thói quen khi nấu cơm được chuyên gia cảnh báo gây mất chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh mãn tính, sai lầm không của riêng ai - 1

Chia sẻ thêm về tác hại của việc vo gạo quá kỹ trước khi nấu cơm với Nhịp sống việt, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm cho hay, cơm gạo trắng càng đẹp mắt thì càng chứng tỏ gạo chế biến càng tinh, lượng xenlulo càng giảm.

"Ăn loại cơm này khó tạo cảm giác no bụng nên lượng thức ăn đưa vào cơ thể tăng cao, lượng cơm cũng có thể được tăng thêm. Lúc này, bạn có nguy cơ bị thừa cân, béo phì", chuyên gia khẳng định.

Chưa dừng lại ở đó, hấp thụ quá nhiều tinh bột từ gạo trắng cũng có nguy cơ dẫn đến tiểu đường, bệnh phù thũng, tăng huyết áp.

Một thói quen khi nấu cơm được chuyên gia cảnh báo gây mất chất dinh dưỡng, dễ mắc bệnh mãn tính, sai lầm không của riêng ai - 2

Vậy vo gạo như thế nào để không làm mất chất dinh dưỡng?

- Vo gạo tối đa 2 lần. Trong khi vo nên nhẹ tay và đổ nước vo gạo ra ngoài. Chỉ nên rửa gạo, khuấy nhẹ tay, gạn nước để loại trừ sâu, sạn.

- Không nên vo ngâm gạo quá lâu trong nước vì gạo có thể bị mất các chất dinh dưỡng cần thiết.

- Không nên bóp mạnh gạo vì có thể làm gãy hạt gạo cơm sẽ không ngon cũng như tránh bị mất chất dinh dưỡng.

- Không sử dụng gạo được xay xát quá trắng.

- Nên vo gạo trong nồi để giảm tải nguy cơ hao hụt dinh dưỡng.

- Khi nấu nên dùng nước sôi để nấu thay nước lạnh để tránh tối đa khả năng bị hao hụt dinh dưỡng.

PN (Nguoiduatin.vn)




https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/docbaovn/mot-thoi-quen-khi-nau-com-duoc-chuyen-gia-canh-bao-gay-mat-chat-dinh-duong-de-mac-benh-man-tinh-sai-lam-khong-cua-rieng-ai-tintuc820648