Gia đình

Một nhân viên công ty mua sắm trực tuyến bị liệt 2 chân do ngày nào cũng ngồi làm việc nhiều giờ bên máy tính

Có rất nhiều công việc đòi hỏi phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ, nhưng điều này thực sự rất tệ cho lưng của bạn! Và trường hợp anh nhân viên bị liệt 2 chân này sẽ khiến bạn phải suy nghĩ đến những việc cần làm.

Anh Liu, 35 tuổi, sống tại Chiết Giang, Trung Quốc là nhân viên làm việc trong một công ty mua sắm trực tuyến. Do đặc thù công thù công việc phải xử lý các đơn đặt hàng, ngày nào anh Liu phải ngồi làm việc nhiều giờ trước máy tính hoặc điện thoại di động. Thậm chí có hôm bận quá, anh Liu còn quên cả việc uống nước.

Theo thông tin trên trang China Press, vào cuối tháng 9, khi cảm thấy thường xuyên bị đau lưng kèm theo các triệu chứng khác, anh Liu đã đến cơ sở massage tư nhân để massage và thư giãn. Nhưng ngay sau đó anh cảm thấy rất yếu và thấy khó di chuyển. Nhưng vì anh không muốn gia đình lo lắng, anh chỉ nằm trên sàn và nghỉ ngơi.

Một nhân viên công ty mua sắm trực tuyến bị liệt 2 chân do ngày nào cũng ngồi làm việc nhiều giờ bên máy tính

Nhưng ngày hôm sau, tình trạng của anh Liu càng trở nên tồi tệ hơn. Anh không thể cử động được các chi dưới. tới bệnh viện thứ tư Đại học Chiết Giang để cấp cứu.

Tại bệnh viện, sau khi chụp CT, kết quả cho thấy anh Liu bị hẹp ống sống (hẹp ống ống cổ). Theo các bác sĩ, ống sống cổ của anh Liu đã bị thu hẹp một cách bất thường và đang chèn ép rễ thần kinh, gây ra sự yếu kém ở các chi dưới. 

Bác sĩ điều trị cho biết tình trạng này thường gặp ở bệnh nhân cao tuổi hoặc bệnh nhân bị thoái hóa hay chấn thương nặng, hiếm khi ở bệnh nhân trẻ tuổi như anh. Ngay sau đó, anh Liu được chỉ định phẫu thuật khẩn cấp.

Thật không may, ngay cả sau khi phẫu thuật, anh vẫn không thể di chuyển các chi dưới và các bác sĩ nói với anh rằng rất có thể anh sẽ bị liệt sau này.

Một nhân viên công ty mua sắm trực tuyến bị liệt 2 chân do ngày nào cũng ngồi làm việc nhiều giờ bên máy tính - 1

Theo báo cáo, bệnh thoái hóa đốt sống cổ của anh Liu đã tích lũy theo thời gian. Thực tế, anh đã điều trị chứng khó chịu ở cổ và chân từ 1 năm trở lại đây. Vào thời điểm đó, những hình ảnh chụp MRI đã cho thấy anh có vấn đề ở các đốt sống cổ và cần phải phẫu thuật.

Tuy nhiên, anh và gia đình có xu hướng bảo thủ nên thay vì phẫu thuật, họ quyết định điều trị bằng cách xoa bóp và bấm huyệt tại các cơ sở tư nhân. Trong năm qua, cứ mỗi khi thấy cột sống cổ không thoải mái là anh lại lái xe đến cơ sở đó để được massage.

Một nhân viên công ty mua sắm trực tuyến bị liệt 2 chân do ngày nào cũng ngồi làm việc nhiều giờ bên máy tính - 2

 Có rất nhiều công việc đòi hỏi nhân viên phải ngồi trước máy tính trong nhiều giờ, nhưng điều này thực sự rất tệ cho lưng của bạn! Vì vậy, hãy nhớ dành thời gian để đứng lên và đi bộ vài bước xung quanh chỗ làm việc của mình, tránh ngồi nguyên một chỗ trong nhiều giờ. Làm như vậy là bạn đã bảo vệ cột sống của mình rồi!

Hẹp ống sống là gì?

Hẹp ống sống là tình trạng ống sống bị thu hẹp (do nhiều nguyên nhân khác nhau) gây chèn ép lên tủy sống và/hoặc các rễ thần kinh. Đây là một bệnh lý khá phổ biến, thường xảy ra ở đối tượng là những người trên 50 tuổi, ít có sự khác biệt về tỷ lệ mắc giữa nam và nữ. Bệnh ít khi gặp ở người trẻ, thường có nguyên nhân là do di truyền hoặc là di chứng sau chấn thương vùng cột sống.

Các nguyên nhân hẹp ống sống có thể gồm:

- Các đĩa đệm bắt đầu khô và phình to ra;

- Các xương và dây chằng cột sống dày lên hoặc phát triển lớn hơn;

- Bị viêm khớp cột sống;

- Các bệnh về xương (như bệnh Paget);

- Khuyết tật cột sống bẩm sinh;

- Từng bị chấn thương cột sống hoặc có khối u trong cột sống.

Dấu hiệu và triệu chứng hẹp ống sống

Triệu chứng phụ thuộc vào vùng nào của cột sống bị hẹp. Hẹp ở phần dưới sẽ gây đau thắt lưng, mông và đùi. Ở những trường hợp nặng, chân hoặc cánh tay có thể bị tê và yếu. Ngoài ra, bạn cũng có thể gặp các triệu chứng sau:

- Bị chuột rút ở tay hoặc chân;

- Gặp khó khăn khi di chuyển hoặc giữ thăng bằng;

- Đau khi đứng hoặc đi lại;

- Đi tiểu không kiểm soát.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Nên gọi bác sĩ hoặc đến bệnh viện nếu bạn có một trong các triệu chứng sau:

Gặp tác dụng phụ của thuốc.

Xuất hiện cảm giác tê hoặc châm chích ở chân.

Tiểu khó hoặc mất kiểm soát tiêu tiểu.

Theo Hnguyen (Helino)