Gia đình

Không té ngã hay va đập nhưng thường xuyên bị bầm tím trên da: Coi chừng 7 bệnh nguy hiểm

Bầm tím thường xuất hiện sau khi va đập hoặc té ngã. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra thường xuyên nếu bạn mắc một trong những bệnh dưới đây.

Thông thường, vết bầm tím trên da xuất hiện sau khi té ngã hoặc những tổn thương vật lý ở mức độ nhẹ. Những va chạm này khiến mạch máu dưới da bị vỡ và gây bầm tím. tình trạng này dễ xảy da với người già vì da mỏng hơn.

Nếu vết bầm tím xuất hiện nhiều lần thì đó có thể là dấu hiệu của một số căn bệnh tiềm ẩn.

Bệnh gan

Những người nghiện rượu rất dễ mắc bệnh về gan. Khi gan gặp vấn đề, khả năng giải phóng các protein cần thiết cho quá trình đông máu sẽ sụt giảm. Khi đó, những vết bầm sẽ dễ xuất hiện hơn.

Ngoài ra, người bị bệnh gan sẽ chuyển sang màu vàng, ngứa; trong khi đó, nước tiểu chuyển sang màu sẫm và chân có thể bị sưng.

Không té ngã hay va đập nhưng thường xuyên bị bầm tím trên da: Coi chừng 7 bệnh nguy hiểm

Bệnh máu khó đông

Đây là một căn bệnh có tính di truyền. Khi mắc bệnh, máu sẽ đông chậm hơn khi bị thương, thậm chí là không đông. Nguyên nhân gây bệnh là do thiếu một số loại protein cần thiết quá trình đông máu.

Người mặc bệnh máu khó đông thường hay xuất hiện những vết bầm dưới da.

Nhiễm trùng huyết

Nhiễm trùng huyết là một biến chứng đe dọa tính mạng. Nếu không điều trị, nhiễm trùng huyết có thể gây tổn thương mô và suy đa cơ quan. Những người nhiễm trùng huyết thường có xu hướng phát triển một đám đốm máu nhỏ trông như vết chích dưới da. Khi không điều trị, những vết chích này sẽ to hơn và trông giống những vết bầm mới.

Không té ngã hay va đập nhưng thường xuyên bị bầm tím trên da: Coi chừng 7 bệnh nguy hiểm - 1

Viêm nội tâm mạc

Đây là một tình trạng tim hiếm gặp. Khi đó, màng trong của buồng tim và van tim bị viêm, có thể do nhiễm khuẩn hoặc nhiễm nấm. Các triệu chứng của viêm nội mạc có thể giống như cúm, sung phù chân, bàn chân hoặc bụng. Mayo Clinic cho biết, các triệu chứng có thể bao gồm cả các chấm xuất huyết. Các đốm xuất huyết này có thể trong giống như những vết bầm tím thông thường.

Ung thư

Bệnh bạch cầu là một dạng ung thư máu và tủy xương làm ảnh hưởng đến lưu lượng máu và tủy xương trong cơ thể. Bệnh này có thể khiến người bệnh bị chảy máu nướu răng, dễ bị bầm tím trên da.

Lưu lượng máu kém

Lưu lượng máu kém có thể dẫn đến việc dễ bị bầm tím. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng lưu lượng máu kém, có thể do tiếp xúc với giá lạnh hoặc bệnh phổi, bệnh mạch máu.

Bệnh Raynaud

Bệnh Raynaud là một chứng rối loạn máu hiếm gặp, thường xảy ra ở ngón tay và ngón chân. Bệnh này khiến các mạch máu bị thu hẹp khi bạn cảm thấy lạnh hoặc căng thẳng. Khi điều này xảy ra, máu không thể lên bề mặt da. Kết quả là vùng da đó bị chuyển sang màu xanh lám hoặc trắng.

Theo Thanh Huyền (Khỏe & Đẹp)




http://www.khoevadep.com.vn/khong-te-nga-hay-va-dap-nhung-thuong-xuyen-bi-bam-tim-tren-da-coi-chung-7-benh-nguy-hiem-search/?id=305545