Gia đình

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe?

Điều hòa đã trở thành một vật dụng không thể thiếu trong các gia đình. Sử dụng điều hòa đem đến một không gian thư giãn tuyệt vời cho người sử dụng. Tuy nhiên, nếu không biết dùng đúng cách, điều hòa sẽ đem lại hiểm họa về sức khỏe.

Những hiểm họa mà sử dụng máy lạnh điều hòa không đúng cách mang lại

Có rất nhiều hiểm họa có thể xảy ra khi bạn sử dụng điều hòa không đúng cách. Tiêu biểu là khi bạn thay đổi nhiệt độ phòng quá nhanh, khiến cơ thể không thích ứng được, sẽ dẫn đến khả năng bị cảm hoặc bị bệnh về đường hô hấp.

Bên cạnh đó, khi dùng điều hòa quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng khô da do độ ẩm trong phòng điều hòa thường chỉ 50%. Nó đồng thời cũng sẽ dẫn đến các bệnh khác như viêm da, mất nước, viêm đường hô hấp, viêm mũi,... đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe?

Thêm một điều nữa cũng khá quan trọng là khi bạn sử dụng điều hòa mà không vệ sinh máy thường xuyên, nó sẽ trở thành một ổ chứa vi khuẩn. Điều đáng sợ này chính là nguyên nhân cho việc người ta có thể bị viêm nhiễm đường hô hấp hay viêm phổi khi sử dụng điều hòa.

Một số mẹo sử dụng điều hòa đúng cách tốt cho sức khỏe

Do những hậu quả đáng sợ của việc sử dụng điều hòa sẽ xảy ra khi bạn không biết sử dụng máy đúng cách, bạn nên ghi nhớ và tuân thủ những nguyên tắc sau:

Lựa chọn điều hòa có công suất hợp lý

Mỗi loại điều hòa sẽ có riêng cho mình một công suất phù hợp với từng diện tích phòng. Chẳng hạn:

Điều hòa ~1 HP (9000 BTU): Phòng dưới 15 m2.

Điều hòa 1.5 HP (12000 BTU): Phòng 15-20 m2.

Điều hòa 2 HP (18000 BTU): Phòng 20-30 m2.

Điều hòa 2.5 HP (24000 BTU): Phòng 30-40 m2.

Nếu lựa chọn điều hòa có công suất nhỏ cho phòng lớn thì điều hòa sẽ không đủ khả năng làm mát và còn gây tiêu hao điện năng khá nhiều.

Ngược lại, sử dụng điều hòa công suất lớn cho phòng nhỏ có thể sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe do lượng khí lạnh luôn ở quá mức cần thiết. Khiến người dùng dễ dàng mắc các bệnh về đường hô hấp, cảm lạnh,...

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe? - 1

Tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột

Điều đầu tiên bạn nên tuân thủ là không được đi từ ngoài nắng hoặc mới hoạt động mạnh về mà bật máy lạnh ngay. Phải bật quạt, đợi cơ thể thích ứng từ từ với không khí mát rồi mới được bật máy lạnh.

Hoặc bạn cũng có thể bật máy lạnh ban đầu ở nhiệt độ cao, rồi từ từ hạ thấp xuống. Cần tránh sự thay đổi nhiệt độ đột ngột gây bệnh cho cơ thể.

Không được để luồng khí từ máy thổi trực tiếp vào cơ thể

Điều này nhằm tránh khả năng gây cảm lạnh của các luồng khí từ máy điều hòa. Bạn nên xem xét hướng gió trước khi lắp đặt máy lạnh. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các loại điều hòa mới, có tính năng thổi gió êm dịu và thoải mái cho căn phòng.

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe? - 2

Không nên sử dụng máy quá lâu mà không vận động

Bạn nên vận động và thường xuyên đi lại trong phòng điều hòa. Vì máy điều hòa sẽ hạ thấp nhiệt độ, đưa trạng thái cơ thể vào nghỉ ngơi, làm giảm sức đề kháng và tăng nguy cơ mắc bệnh của cơ thể. Một cách nữa là bạn có thể bật máy điều hòa trong vài giờ đầu, sau đó sử dụng quạt máy để hạn chế điều này.

Điều chỉnh nhiệt độ trong phòng thấp hơn 5 độ C so với môi trường bên ngoài

Bình thường, nhiệt độ cơ thể dao động trong khoảng từ 36,5 độ C - 37 độ C, trong khi nhiệt độ ngoài trời vào mùa hè có thể cao tới 38 độ C - 40 độ C và nhiệt độ phòng điều hòa thường duy trì thấp dưới 26 độ C, thậm chí có người đặt thấp đến 16 độ C - 18 độ C.

Sự chênh lệch nhiệt độ của cơ thể, nhiệt độ môi trường và nhiệt độ phòng ở mức lớn và đột ngột tới 8 độ C - 9 độ C sẽ làm cho cơ thể không thích nghi kịp. Nếu quá trình này diễn ra liên tục, thường xuyên thì sẽ gây ra những tác dụng không tốt đối với sức khỏe.

Đặt chậu nước trong phòng máy lạnh

Việc nằm trong phòng máy lạnh có thể dẫn đến tình trạng khô da, rát cổ hoặc khô mắt đối với một số người nhạy cảm, nhất là trẻ nhỏ và người lớn tuổi. Vì thế, bạn có thể đặt chậu nước ở nơi mà luồng khí của máy lạnh tập trung thổi đến, sẽ khắc phục được tình trạng này.

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe? - 3

Hoặc bạn có thể sử dụng máy xông tinh dầu để cung cấp độ ẩm trong phòng máy lạnh, cũng là giải pháp rất được ưa chuộng. Ngoài ra, với một số máy lạnh hiện nay, bạn nên sử dụng thử chức năng thổi luồng gió dễ chịu, tạo độ ẩm hoặc tạo ion đều có lợi trong việc giữ gìn sức khỏe khi nằm trong phòng lạnh vào những ngày trời nắng nóng.

Bổ sung quạt để lưu thông khí

Việc dùng quạt bổ trợ thêm khiến khí mát dễ dàng lưu thông đồng đều trong phòng sẽ có lợi cho sức khỏe của gia đình bạn hơn. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe, bạn nên tăng nhiệt độ thêm một chút và thay vào đó sử dụng thêm quạt điện nhé.

Làm lạnh phòng khoảng 10 – 15 phút trước khi đi ngủ

Hãy làm lạnh phòng 10 - 15 phút trước khi đi ngủ để luồn khí lạnh được lan tỏa đều khắp phòng, tạo cảm giác thư thái cho giấc ngủ của bạn hơn.

Đặc biệt nếu chiếc máy lạnh của gia đình bạn không có khả năng làm lạnh nhanh, bạn có thể bật lạnh trước 10 - 15 phút trước khi ngủ để trải nghiệm một giấc ngủ ngon, dễ chịu và thư thái nhất.

Mở cửa sổ sau khi hết sử dụng máy lạnh

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe? - 4

Sau khi sử dụng máy lạnh phục vụ cho nhu cầu làm mát của mình, bạn nên mở cửa phòng để không khí được luân chuyển và không bị ứ đọng bên trong không gian kín khoảng 3 tiếng.

Vì nếu không khí trong phòng lạnh bị ứ đọng suốt 6 tiếng, thì sẽ tạo điều kiện cho các vi khuẩn yếm khí (còn gọi là vi khuẩn kỵ khí) sinh sôi và phát triển, gây hại cho sức khỏe.

Vệ sinh điều hòa định kỳ

Dùng điều hòa thế nào dể không hại sức khỏe? - 5

Sau thời gian sử dụng, điều hòa là nơi trú ngụ của vi khuẩn, nấm mốc,... Vệ sinh điều hòa định kì 6 tháng 1 lần giúp bảo vệ sức khỏe người dùng, tăng tuổi thọ máy và tiết kiệm điện đáng kể.

Các bộ phận cần chú ý cọ rửa là mặt nạ, lưới lọc, dàn nóng và dàn lạnh. Khi vệ sinh, nhất thiết phải tắt điện để đảm bảo an toàn, tuyệt đối không được làm ướt bo mạch điện tử (nằm ở trên máy nén).

PN (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/ca-mau-hop-bao-lam-ro-doan-clip-duoc-cho-la-pho-chu-tich-huyen-mac-ca-voi-nha-thau-d164586.html