Gia đình

Đốm trắng trên móng tay cảnh báo bệnh gì, khi nào thì nguy hiểm?

Nhiễm nấm, thiếu khoáng chất hoặc dùng một số loại thuốc đều có thể gây ra các đốm trắng trên móng bạn.

Nhiễm nấm

Một nguyên nhân phổ biến khác gây ra đốm trắng trên móng là nhiễm nấm. Điều này xảy ra khi vi khuẩn từ môi trường xâm nhập qua các vết nứt nhỏ trên móng hoặc vùng da xung quanh.

Theo bà Michele Green, bác sĩ da liễu thẩm mỹ ở New York, bạn nên thực hiện các bước sau để ngăn ngừa nấm móng:

- Rửa bàn chân, bàn tay cẩn thận và lau thật khô.

- Thay tất hàng ngày.

- Chọn loại giày vừa vặn, thoáng khí và không quá chật.

- Tìm những tiệm làm móng sạch sẽ. Hãy đảm bảo nhân viên khử trùng hoặc vứt bỏ dụng cụ sau mỗi lần làm móng cho khách hàng.

- Tránh đi chân trần ở những nơi công cộng như phòng thay đồ của phòng tập thể dục.

- Các dấu hiệu khác cho thấy bạn bị nhiễm nấm bao gồm nứt móng, móng ngày càng dày hơn, móng chuyển sang màu vàng hoặc nâu.

Để điều trị nhiễm nấm, bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng nấm đường uống cho bạn. Bệnh nấm thường biến mất từ từ nên bạn có thể mất vài tháng để móng lành hẳn. Trong những trường hợp nghiêm trọng hơn, bác sĩ thậm chí phải cắt bỏ hoàn toàn móng.

Đốm trắng trên móng tay cảnh báo bệnh gì, khi nào thì nguy hiểm?

Thiếu khoáng chất?

Một số chuyên gia cho rằng đốm trắng trên móng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiếu khoáng chất như canxi hoặc kẽm.

Bà Green nói: “Móng được tạo thành từ nhiều loại chất dinh dưỡng theo tỷ lệ nhất định nên sự thiếu hụt chất dinh dưỡng có thể biểu hiện trên móng".

Tuy nhiên, các chuyên gia khác bác bỏ ý kiến ​​này và nói rằng chấn thương nhẹ mới là lý do gây ra các đốm trắng. Giới khoa học cần nhiều nghiên cứu hơn để xác định liệu đốm trắng có thật sự là dấu hiệu của việc thiếu chất không.

Bạn có thể để ý các dấu hiệu đáng tin cậy hơn để xem mình có thiếu chất không:

Nếu bạn thiếu canxi, cơ thể sẽ có các dấu hiệu sau:

- Da khô

- Móng dễ gãy

- Chuột rút cơ bắp

- Tóc xơ

- Mất trí nhớ

Trong trường hợp lượng kẽm trong cơ thể thấp, bạn dễ bị:

- Rụng tóc

- Thường xuyên nhiễm các bệnh như cảm lạnh

- Giảm cảm giác thèm ăn

- Vết thương lâu lành hơn

- Bệnh tiêu chảy

- Cáu gắt

Đốm trắng trên móng tay cảnh báo bệnh gì, khi nào thì nguy hiểm? - 1

Ảnh hưởng từ một số loại thuốc

Dùng một số loại thuốc có thể làm gián đoạn sự phát triển của móng hoặc làm hỏng lớp móng, khiến các vệt trắng xuất hiện. Các loại thuốc đó bao gồm:

- Thuốc hóa trị ung thư

- Retinoids, sản phẩm được sử dụng để điều trị mụn trứng cá

- Một số loại kháng sinh, bao gồm sulfonamid và cloxacillin

- Thuốc lithium

- Thuốc chống co giật như carbamazepine

- Thuốc chống nấm như itraconazole

- Một số loại thuốc huyết áp như metoprolol

Những loại thuốc này cũng có thể gây ra các triệu chứng như móng mọc chậm, móng mỏng và giòn.

Đối với trường hợp này, bạn không có cách điều trị cụ thể nào. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về việc đổi sang một loại thuốc khác.

Ngộ độc kim loại nặng

Trong một số ít trường hợp, các đốm trắng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã tiếp xúc với các kim loại nặng độc hại như thallium và asen.

Điều này xảy ra nếu bạn ăn thực phẩm bị ô nhiễm hoặc hít phải khói công nghiệp.

Ngộ độc asen có thể khiến móng xuất hiện các dải màu trắng, gọi là đường Mees. Ngoài ra, người bị nhiễm asen cũng có thể có triệu chứng: Nhức đầu, chóng mặt, lũ lẫn, tiểu chảy và nôn mửa, sốt, huyết áp thấp.

Ngộ độc thallium cũng có thể gây ra các đường Mees, cùng với các triệu chứng như: Buồn nôn hoặc nôn mửa, đau bụng, chóng mặt cực độ, rụng tóc, đau dây thần kinh, co giật.

Nếu bạn có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên, hãy đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt.

Đốm trắng trên móng tay cảnh báo bệnh gì, khi nào thì nguy hiểm? - 2

Bệnh viêm nhiễm

Một số tình trạng viêm nhiễm, như rụng tóc, vẩy nến và bệnh chàm, cũng có thể gây ra đốm trắng dù nguyên nhân này không phổ biến.

Dendy Engelman, bác sĩ da liễu thẩm mỹ ở Shafer Clinic, New York cho biết, trong hầu hết trường hợp, bạn không cần phải lo lắng về đốm trắng trên móng vì điều này rất phổ biến và nguyên nhân thường dễ điều trị hoặc tình trạng này sẽ tự khỏi.

Bác sĩ Engelman nói: “Để chắc chắn hơn, tốt nhất bạn nên gặp bác sĩ để tìm hiểu nguyên nhân chính xác gây ra các đốm trắng và cách loại bỏ chúng".

Khi nào đốm trắng trên móng tay là dấu hiệu của bệnh nguy hiểm?

Các đốm trắng có thể là dấu hiệu của bệnh nghiêm trọng như bệnh tim, suy thận, hoặc bệnh tự miễn dịch.

Đó là khi đốm trắng kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng khác, gặp tình trạng này, nên đi khám ngay lập tức.

Các triệu chứng này bao gồm khó thở, đau ngực, tim đập rất nhanh và sưng phù mắt cá chân, theo The Healthy.

Bác sĩ nội trú Sunitha Posina, từ New York (Mỹ) lưu ý các tình trạng móng khác đi kèm với các đốm trắng. Ông nói: “Độ giòn của móng, sự đổi màu, đường gờ và rãnh có thể là dấu hiệu của những thay đổi toàn thân cần được kiểm tra kỹ lưỡng”.

PN (SHTT)




https://sohuutritue.net.vn/dom-trang-tren-mong-tay-canh-bao-benh-gi-khi-nao-thi-nguy-hiem-d165137.html