Gia đình

Đang đánh răng thấy chảy máu: Làm những điều sau để hết chảy máu chân răng

Lo lắng khi phát hiện bàn chải đánh răng dính đầy máu mỗi lần vệ sinh răng miệng, bạn hãy áp dụng những biện pháp đơn giản ngay tại nhà để khắc phục tình trạng chảy máu chân răng.

Cảm giác thức dậy vào buổi sáng sau một giấc ngủ ngon thật là tuyệt vời. Thế nhưng, hơi thở không mấy dễ chịu đã khiến bạn phải vào phòng tắm để vệ sinh răng miệng. Và quy trình hàng ngày này bỗng nhiên trở thành "ác mộng" khi bạn phát hiện bàn chải đánh răng dính đầy máu.

Bạn thật sự rất lo lắng? Không nên như vậy. Bản chất của chảy máu chân răng là mảng bám tích tụ dọc theo viền lợi, thường là do chăm sóc răng miệng không đúng cách.

Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc bạn vẫn chủ quan và không có biện pháp khắc phục. Bởi nếu để tình trạng này kéo dài, bạn sẽ đối mặt với nguy cơ mắc 2 bệnh về lợi là viêm lợi và viêm nha chu, đồng thời bị ảnh hưởng đến xương quai hàm do răng mất chỗ bám và dễ bị rụng.

Tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý rằng, chảy máu chân răng có thể là dấu hiệu của những vấn đề sức khỏe không liên quan đến răng miệng như bệnh tiểu đường, áp-xe chân răng, bệnh bạch cầu, ung thư máu....

Song trước khi đi khám bác sĩ để biết nguyên nhân chính xác gây ra chảy máu chân răng, bạn có thể thử một số biện pháp đơn giản như dưới đây để khắp phục tình trạng này cũng như tăng cường sức khỏe răng miệng.

1. Nước muối

Súc miệng nước muối là phương pháp tự nhiên được sử dụng nhiều nhất để điều trị các trường hợp nhiễm trùng trong khoang miệng. Muối giúp kháng viêm, khử trùng, giúp tiêu diệt các vi khuẩn có hại và giảm sưng đau.

Cách làm: Hòa 1 thìa cà phê muối cùng 1 cốc nước ấm. Dùng hỗn hợp này để súc miệng vài lần trong ngày, giúp loại bỏ những vi khuẩn, hạn chế tình trạng chảy máu chân răng.

Đang đánh răng thấy chảy máu: Làm những điều sau để hết chảy máu chân răng

2. Dầu bạc hà

Dầu bạc hà rất hiệu quả trong việc điều trị một số bệnh về răng lợi. Đó cũng là lí do khiến nó thành phần thường xuyên xuất hiện trong các sản phẩm vệ sinh răng miệng.

Dầu bạc hà giúp tiêu diệt các vi khuẩn gây hại cho răng miệng và có tác dụng làm giảm sưng. Mùi hương của bạc hà còn giúp hơi thở thơm mát hơn.

Cách làm: Lấy vài giọt dầu bạc hà thoa trực tiếp lên vùng lợi bị tổn thương, sau đó massage nhẹ.

3. Quế

Quế là một chất chống vi khuẩn mạnh, giúp điều trị sâu răng và chống lại sự hình thành bệnh dịch hạch, nguyên nhân chính gây viêm nướu. Bên cạnh đó, quế còn mang lại hơi thở thơm hơn.

Quế là một chất chống vi khuẩn mạnh, giúp điều trị sâu răng và chống lại các bệnh gây viêm nướu răng. Ngoài ra, quế còn giúp hơi thở thơm hơn.

Cách làm: Trộn hỗn hợp bột quế tươi với nước và bôi lên lợi. Để nguyên trong 2 phút và rửa sạch.

4. Các sản phẩm sữa

Các sản phẩm sữa giàu canxi, rất tốt cho xương. Canxi giúp hàn gắn khoảng cách trong lợi nơi vi khuẩn phát triển. Điều này sẽ làm giảm sưng, đỏ và giảm tình trạng chảy máu hiệu quả.

Cách làm: Tiêu thụ các sản phẩm từ sữa như sữa tươi và phô mai thường xuyên giúp khắc phục tình trạng chảy máu nướu răng hiệu quả.

5. Tinh dầu hoa oải hương

Tinh dầu oải hương là một chất kháng khuẩn tốt. Dùng tinh dầu hoa oải hương chăm sóc răng lợi sẽ làm tăng tuần hoàn máu đến vùng này, giảm sưng đau và giúp ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng, vi khuẩn.

Cách làm: Thêm vài giọt tinh dầu oải hương vào cốc nước và súc miệng hàng ngày.

6. Hoa cúc

Hoa cúc được biết đến với nhiều lợi ích về sức khỏe như chống viêm, chống ký sinh trùng và làm giảm sự tích tụ các vi khuẩn trong khoang miệng. Thảo dược này còn giúp loại bỏ độc tố tự nhiên và làm tăng lưu thông máu giúp tăng cường các mô nướu răng và giúp răng khỏe mạnh hơn.

Cách làm: Lấy vài cánh hoa cúc tươi, cho vào cốc nước nóng và ủ khoảng 5 phút, sau đó lọc lấy nước và súc miệng hàng ngày.

Đang đánh răng thấy chảy máu: Làm những điều sau để hết chảy máu chân răng - 1

7. Súc dầu

Đây là phương pháp dùng dầu tráng sạch miệng và làm trắng răng một cách tự nhiên được áp dụng từ xa xưa. Về cơ bản, nó là một hỗn hợp các loại dầu kết hợp với nhau, giúp loại bỏ các vi khuẩn trong miệng, làm hơi thở thơm hơn và cũng rất tốt cho sức khỏe răng nướu.

Lấy một nửa thìa dầu mè, dầu dừa và vài giọt dầu cây trà. Xoa trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ đi. Bạn nên thực hiện thường xuyên để cải thiện tình trạng răng miệng.

Cách làm: Trộn ½ thìa dầu mè, ½ thìa dầu dừa và vài giọt dầu cây trà. Ngậm hỗn hợp này trong miệng khoảng 10 phút rồi nhổ đi. Tiếp đó súc miệng lại thật sạch. Thực hiện cách này thường xuyên để vệ sinh răng miệng hiệu quả.

8. Ăn các thực phẩm giòn như cà rốt

Ăn các loại rau sống giúp chắc răng, ngăn ngừa hơi thở hôi. Các loại rau tươi có hàm lượng vitamin C và D cao nhất, được biết là làm giảm sự xuất hiện của viêm nướu.

Ăn rau củ giúp cải thiện lưu thông máu và giảm chảy máu chân răng. Ăn cà rốt, củ cải và cà chua trước khi ăn sẽ tốt cho vệ sinh răng miệng.

Theo Hoàng Hương (Trí Thức Trẻ)