Gia đình

Có những thực phẩm bị mốc vẫn ăn được ngon lành, không hại sức khỏe

Hầu hết chúng ta đều vứt bỏ thực phẩm khi thấy chúng có dấu hiệu bị mốc. Nhưng thật ra có một số loại thực phẩm khi bị mốc vẫn có thể dùng được mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

Hầu hết chúng ta đều vứt bỏ thực phẩm khi thấy chúng có dấu hiệu bị mốc. Nhưng thật ra có một số loại thực phẩm khi bị mốc vẫn có thể dùng được mà không bị ảnh hưởng đến sức khỏe.

 
 

2. Phô mai. Cũng giống như rau quả, những loại phô mai cứng như parmesan, cheddar thường nấm mốc không ăn sâu vào bên trong và cũng phải mất thời gian lâu mới có thể tấn công được. Nên khi thấy chúng bị mốc thì bạn chỉ cần lấy dao cắt bỏ phần mốc ở bên ngoài đi, nên nhớ là đừng để dao cắt phần bị mốc dính vào phần pho mát phía trong vì phần trong vẫn còn ăn được.

 

3. Thịt khô, cá khô, xúc xích khô (salami), lạp xưởng, đùi lợn muối. Khi phát hiện nấm mốc trên bề mặt salami, thịt khô, cá khô hay lạp xưởng… bạn có thể rửa sạch nấm mốc hoặc cắt bỏ nó và lại tiếp tục ăn được những phần chưa bị mốc.

 

4. Bánh mì. Nếu bên ngoài bánh mì bị mốc trắng và có màu xanh bên ngoài, bạn đừng vội vứt chúng vào thùng rác. Bạn chỉ cần cắt bỏ vỏ bên ngoài, giữ lại ruột và nướng lại là có thể sử dụng được. Lúc đó vỏ ngoài bánh mì vẫn chưa bị mốc sâu.

 

5. Hành tây. Nếu củ hành tây của bạn chỉ bị mốc lớp vỏ bên ngoài, bạn chỉ cần cắt bỏ những lớp mốc đó đi. Sau đó bạn vẫn có thể chế biến món ăn như bình thường. Trường hợp bị mốc quá nhiều, bạn hẵng nghĩ tới việc vứt bỏ.

 

6. Chanh hoặc cam. Nếu trái cam hoặc chanh chỉ bị mốc chút ở trên bề mặt, đừng lo vì bạn hoàn toàn có thể loại bỏ được. Việc bạn cần làm là lấy một miếng vải sạch, nhúng chúng vào trong nước nóng hoặc giấm. Sau đó lau thật sạch phần mốc trên bề mặt của quả chanh hoặc cam.

Tiếp theo đó bạn chỉ cần lột vỏ của chúng ra và nếu bên trong không bị mốc thì bạn có thể sử dụng chúng bình thường.

 

7. Mứt trái cây. Món mứt trái cây nào cũng có phần đường đặc sệt bên trên nên có thể bảo quản lâu. Khi bị mốc, bạn chỉ cần vớt bỏ phần bị mốc phía trên, rồi lại tiếp tục sử dụng. Bạn nên nhớ là phải vớt, cạo bỏ sạch phần bị mốc trước khi sử dụng lại.

Các chuyên gia thuộc USDA - Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ cho biết:

Khi cắt bỏ lớp mốc ở trên tảng pho mát, bạn chú ý cần phải cẩn thận không để dao bị nhiễm nấm mốc.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu bị mốc hoặc vi khuẩn độc hại như vi khuẩn hình que, bạn đừng ngần ngại vứt bỏ chúng đi càng nhanh càng tốt.

Đây là lý do vì sao việc làm lạnh cứng thực phẩm lại quan trọng. Nếu bạn sở hữu một tảng pho mát lớn, hãy chia nhỏ ra thành các túi và bảo quản lạnh thật tốt với túi chưa dùng đến. Nếu không, đó quả là một sự lãng phí lớn.

Theo Châu Anh (Giadinh.net.vn)